Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Văn hóa Đông Sơn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 23:
Hiện nay người ta bước đầu mới tìm thấy bằng chứng xưa nhất về các cư dân sinh sống ở vùng Bắc Bộ [[Việt Nam]] là khoảng 18.000 năm thuộc Di chỉ Sơn Vi. Nhưng một thực tế rằng, khu vực Bắc Bộ Việt Nam thuộc khu vực Bắc lục địa [[Đông Nam Á]] là một vùng đất trung gian nối liền hai trung tâm là [[Kalimantan]] và [[Mã Bá]] (Quảng Đông) là những nơi cho đến nay đã tìm thấy Người hiện đại (''homo sapiens'') có niên đại cách ngày nay trên dưới 40.000 năm.
 
Tại Hội nghị Quốc tế họp ở Berkeley bàn về nguồn gốc nền văn minh Trung Hoa năm [[1978]], mà các bản tham luận, sau khi các dữ kiện được kiểm chứng, so sánh với ý kiến của các học giả khác, đã được xuất bản năm 1980<ref>David N. Keightly, "The Origins of Chinese Civilization", University of California Press, Berkeley, Los Angeles: 1983.</ref>. Cho đến lúc này (tức 1980), người ta thấy đồ đồng Đông Sơn có niên đại xưa nhất (đồ đồng tìm thấy được ở Tràng Kênh có [[Định tuổi bằng đồng vị cacbon|niên đại C-14]] = 1425 ± 100BC [BLn - 891] so với đồ đồng cổ nhất của Trung Hoa ở Anyang có [[Định tuổi bằng đồng vị cacbon|niên đại C-14]] = 1300 BC theo Anderson hay 1384 BC theo Lichi)<ref>Li Chi, "The Beginnings of Chinese Civilization", Seattle: 1957.</ref>; (tuy nhiên các khai quật khảo cổ sau này đã tìm ra đồ đồng có niên đại tới gần 5.000 năm ở Trung Quốc, tức là sớm hơn 1.500 năm so với đồ đồng Đông Sơn). cũngĐồ đồng Đông Sơn có kỹ thuật cao nhất vì đã biết pha với chì khiến hợp kim có độ dai bền đặc biệt (hợp kim đồng ở Thái Lan hay nhiều nơi khác có thể pha chế đồng với sắt, thiếc, antimoin như Đông Sơn nhưng không có chì)<ref>I. R. Solin Khanov, 1979: 37. Theo Trịnh Sinh, "Những hiện vật đồng đỏ trong văn hóa Đông Sơn", Khảo cổ học số 1/1992; "Nhận dạng trống giả cổ", Khảo cổ học, số 4/1997. Đọc thêm "The Cradle of the East" của Ping-Ting- Ho, phần Appendix I", "Excavation at Non Nok Tha, Northeastern Thailand, 1968", Interim Report, Asia Perapective XIII (1970), p.139; "Early Bronze in Northern Thailand", 1968 của W.G. Solheim II.; "Further Evidence to Support the Hypothesis of Indigenous Origins of Metallurgy in Ancient China" do Noel Barnard đọc trong Hội nghị Berkeley 1978 và in trong The Origins of Chinese Civilization - University of California Press, 1980.</ref>.
 
Văn hóa Đông Sơn là thời kỳ kế thừa của các nền [[Văn hóa Phùng Nguyên]] có niên đại cách ngày nay khoảng 4.000 năm, [[Văn hóa Đồng Đậu]], [[Văn hóa Gò Mun]] và có các điểm chính phải nhấn mạnh: