Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Manic Street Preachers”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎top: clean up, replaced: → (3) using AWB
Dòng 54:
Album phòng thu thứ hai của nhóm có tựa ''[[Gold Against the Soul]]'' mang đậm chất nhạc [[grunge]] nhiều tính thương mại hơn khiến nó xa lạ với người hâm mộ và cả chính ban nhạc. Album được phát hành và đón nhận phản hồi trái chiều nhưng vẫn có diễn biển xếp hạng tốt khi giành vị trí thứ 8 trên [[UK Albums Chart]]. Album đại diện cho một thứ âm thanh khác biệt so với album đầu tay của nhóm, không chỉ về ca từ mà còn cả về âm thanh, ban nhạc sử dụng những đoạn riff guitar dài và tiếng trống gây cảm giác hiện đại hơn và vang to trong bản hòa âm cuối cùng của album. Thứ âm thanh này sẽ bị quên lãng trong album kế tiếp của họ và về bản chất ca từ nhóm cũng đã có sự thay đổi, khi Edwards và Wire tránh nhắm tới ngọn lửa chính trị mà thay bằng nỗi u sầu trong nội tâm.<ref name="Price 1999">Price (1999).</ref>
 
Đầu năm 1994, những nỗibiến khócố khănđời cá nhân của Edwards trở nên trầm trọng hơn và bắt đầu ảnh hưởng đến các thành viên khác trong nhóm cũng như chính bản thân anh. Anh thừa nhận mình đã vào [[Bệnh viện Priory|viện tâm thần Priory]] để khắc phục những vấn đề của mình và ba thành viên còn lại của nhóm đi biểu diễn tại các nhạc hội để trả tiền viện phí cho anh.<ref name="Price"/> Album kế tiếp của ban nhạc ''[[The Holy Bible]]'' được phát hành vào tháng 8 có lượng đánh giá chuyên môn tốt nhưng doanh số lại kém. Album đã thể hiện một sự thay đổi về âm nhạc và gu thẩm mỹ khác đối với ban nhạc, chủ yếu là bởi sự xuất hiện của bộ quân phục của lính thường/hải quân. Về mặt nhạc tố, ''The Holy Bible'' đánh dấu một sự chuyển mình từ thứ âm thanh [[modern rock]] trong hai album đầu tiên ''Generation Terrorists'' và ''Gold Against the Soul''.<ref name="O'Neil">{{chú thích web |url=http://www.popmatters.com/review/manicstreetpreachers-holybible2005/ |title=Manic Street Preachers: ''The Holy Bible'' –– 10th Anniversary Edition|last=O'Neil |first=Tim |date=19 tháng 5 năm 2005 |website=[[PopMatters]] |accessdate=30 tháng 12 năm 2017}}</ref> Bên cạnh âm thanh [[alternative rock]], album kết hợp thêm nhiều yếu tố từ các dòng nhạc khác như [[hard rock]], [[punk rock|punk kiểu Anh]], [[post-punk]], [[nhạc new wave|new wave]], [[nhạc industrial|industrial]], [[art rock]] và [[gothic rock]].<ref name="Price"/><ref name="Martin">{{chú thích web |url=http://www.nme.com/reviews/7538 |title=NME Reviews – Manic Street Preachers: ''The Holy Bible'' (Tenth Anniversary Edition)|last=Martin |first=Dan |date=12 tháng 9 năm 2005 |website=[[NME]] |accessdate=30 tháng 12 năm 2017}}</ref>
 
Edwards đột ngột mất tích vào ngày 1 tháng 2 năm 1995, thời điểm anh và James Dean Bradfield chuẩn bị bay sang Mỹ trong một chuyến lưu diễn quảng bá.<ref name="Price 1999, pp. 177-178">Price (1999), pp. 177–178.</ref> Trong hai tuần trước khi mất tích, Edwards rút 200 [[bảng Anh|bảng]] mỗi ngày từ tài khoản ngân hàng của mình, tính đến ngày chuyến bay khởi hành theo lịch trình thì tổng số tiền anh đã rút là 2.800 bảng.<ref name="IOS">{{chú thích báo| first=Andy | last=Beckett | pages= | title=Missing street preacher | date=2 tháng 3 năm 1997 | publisher=The Independent on Sunday | url= }}</ref><ref>Price (1999), p. 178.</ref> Anh làm thủ tục rời khỏi Khách sạn Embassy, [[đường Bayswater]], Luân Đôn lúc 7 giờ sáng rồi lái xe đến căn hộ của mình ở [[Cardiff]], xứ Wales. Trong hai tuần kế tiếp anh bị phát hiện rõ ràng hiện diện lần lượt tại văn phòng hộ chiếu [[Newport]]<ref>Price (1999), p. 183.</ref> và trạm xe buýt Newport.<ref name="SP180">Price (1999), p. 180.</ref> Ngày 7 tháng 2, một tài xế taxi từ Newport được cho là đã đón Edwards từ khách sạn King's Hotel tại Newport và lái xe chở anh đi quanh các thung lũng, bao gồm cả Blackwood (mái nhà thời thơ ấu của Edwards). Vị khách xuống xe tại trạm dịch vụ phương tiện Severn View gần làng [[Aust]] và trả phí đi xe 68 bảng bằng tiền mặt.<ref>{{chú thích báo| first=Alex | last=Bellos | pages=T.010 | title=Music: Desperately seeking Richey | date=26 tháng 1 năm 1996|publisher=The Guardian | url= }}</ref>