Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Địa thời học”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
{{Geology to Paleobiology}}
Trong các [[khoa học tự nhiên]] về [[lịch sử tự nhiên]], '''địa thời học''' là một [[khoa học]] để [[xác định độ tuổi tuyệt đối]] của các loại [[đá (địa chất)|đá]], [[hóa thạch]] và [[trầm tích]], với một mức độ nhất định của sự không chắc chắn cố hữu của phương pháp được sử dụng. Có nhiều phương pháp xác định niên đại được các nhà địa chất học sử dụng để đạt được điều này.
 
Địa thời học là khác biệt trong ứng dụng so với [[sinh địa tầng học]], là khoa học để gán các loại đá trầm tích vào một kỷ nguyên địa chất đã biết nào đó thông qua miêu tả, lập mục lục và so sánh hóa thạch của các tổ hợp quần động vật hay thực vật. Sinh địa tầng học không ''trực tiếp'' đưa ra sự [[xác định độ tuổi tuyệt đối]] của đá mà chỉ đơn giản là đặt nó vào trong một ''khoảng'' thời gian mà tại thời điểm đó tổ hợp hóa thạch được biết là đã cùng tồn tại. Tuy nhiên, cả hai ngành khoa học này đều phối hợp với nhau đến mức chúng chia sẻ cùng một hệ thống đặt tên gọi cho các [[địa tầng|lớp đá]] và cho các khoảng thời gian được sử dụng để phân loại các lớp trong phạm vi các địa tầng. (Xem bảng mé phải cho phần thuật ngữ học.)
 
Ví dụ, với tham chiếu tới [[Niên đại địa chất|thang thời gian địa chất]] thì Hậu [[kỷ Permi|Permi]] (tức [[thế Lạc Bình]]) kéo dài từ 260,4 ± 0,7 Ma (Ma = triệu năm trước) (hóa thạch thuộc thống Lạc Bình cổ nhất đã biết) cho tới khoảng 250,1 ± 0,4 Ma (hóa thạch thuộc [[kỷ Trias|hệ Trias]] cổ nhất đã biết) - một khoảng cách trong các tổ hợp hóa thạch có niên đại đã được biết đến khoảng gần 10 Ma. Trong khi niên đại sinh địa tầng của nền Thượng Permi có thể được thể hiện như là thống Lạc Bình thì niên đại thật sự của nền đá đó có thể nằm bất kỳ đâu trong khoảng từ 260 tới 251 Ma.