Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trùng roi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Baduos (thảo luận | đóng góp)
Thẻ: Đã bị lùi lại Soạn thảo trực quan
n Đã lùi lại sửa đổi của Baduos (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Tttrung
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 4:
'''Lớp Trùng roi''' (''Flagellata'') bao gồm [[trùng roi xanh]], [[tập đoàn trùng roi]] cùng khoảng hơn 8 nghìn [[loài]] [[động vật nguyên sinh]] nguyên thủy khác sống trong [[nước]] ngọt, nước [[biển]], [[đất]] ẩm,..., một số sống [[ký sinh]], có các đặc điểm chung sau: '''di chuyển nhờ roi''' (một hay nhiều roi), vừa [[tự dưỡng]] vừa [[dị dưỡng]] (ở các [[trùng roi thực vật]]) hoặc chỉ [[dị dưỡng]] (ở các [[trùng roi động vật]]), hô hấp qua màng [[cơ thể]], đường lấy [[thực phẩm|thức ăn]] ổn định nhưng đường [[tiêu hóa]] thức ăn không ổn định, [[bài tiết]] và điều chỉnh [[áp suất]] thẩm thấu nhờ [[không bào]] co bóp, [[sinh sản vô tính]] theo cách phân đôi. Lớp Trùng roi có vai trò rất quan trọng trong [[tự nhiên|thiên nhiên]] và đối với [[loài người|con người]]. Về mặt có [[lợi]], chúng chỉ thị về độ sạch của [[môi trường]] [[nước]], là thức ăn của một số [[động vật thủy sinh]],... Một số trùng roi ký sinh gây hại không nhỏ cho [[loài người|con người]] (truyền các bệnh nguy hiểm như [[trùng roi âm đạo]]<ref>{{cite web|url=http://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/nhiem-trung-roi-am-dao-636|title=Nhiễm trùng roi âm đạo|access-date=2020-09-14}}</ref>, [[bệnh ngủ châu Phi ở người|bệnh ngủ châu Phi ở con người]],...).
 
== Trùng roi xanh và cấu tạo ==
[[Trùng roi xanh]] ''(Euglena viridis)'' sống ở [[nước]], chúng tạo nên các mảng váng xanh trên bề mặt [[ao]], [[hồ]]. Trùng roi xanh là một cơ thể [[động vật đơn bào]] cỡ nhỏ (≈ 0,05mm). Cơ thể hình thoi, đuôi nhọn, đầu tù và có một [[roi]] dài xoáy vào nước giúp cơ thể vừa tiến vừa xoay. Cấu tạo gồm [[nhân]] và [[chất nguyên sinh]] chứa các [[hạt diệp lục]] như [[thực vật]], các hạt dự trữ, điểm [[mắt]] và [[không bào co bóp]]. Ở nơi có [[ánh sáng]], nhờ các hạt dự trữ mà trùng roi dinh dưỡng kiểu tự dưỡng như [[thực vật]], còn ở chỗ tối trùng roi vẫn sống nhờ đồng hóa các [[chất dinh dưỡng]] có trong [[nước]] (dị dưỡng). [[Hô hấp]] nhờ sự trao đổi khí qua màng [[tế bào]], bài tiết và điều chỉnh áp suất thẩm thấu nhờ [[không bào co bóp]]. Sinh sản vô tính theo cách phân đôi theo chiều dọc cơ thể: nhân phía sau cơ thể phân đôi trước, chất nguyên sinh và các bào quan lần lượt phân chia, cuối cùng cá thể phân đôi theo chiều dọc cơ thể tạo thành 2 trùng roi mới. Trùng roi có tính hướng [[sáng]], cảm nhận ánh sáng nhờ điểm mắt và bơi về chỗ sáng nhờ roi bơi. <!--Hình thiếu thông tin về bản quyền [[Hình:Cau_tao_trung_roi.jpg|nhỏ|phải|400px|Hình chụp, cấu tạo và sinh sản ở trùng roi xanh: A - Giọt nước có trùng roi xanh; B - Ảnh chụp trùng roi xanh (nhìn qua kính hiển vi ×300): 1. Roi, 2. Điểm mắt, 3. Hạt diệp lục; C - Cấu tạo cơ thể trùng roi xanh: 1. Roi, 2. Điểm mắt, 3. Không bào co bóp, 4. Màng cơ thể, 5. Hạt diệp lục, 6. Hạt dự trữ, 7. Nhân; D - Các bước sinh sản phân đôi ở trùng roi xanh: 1. Trùng roi xanh, 2. Nhân phân đôi, 3. Roi phân đôi, 4. Chất nguyên sinh phân đôi, 5. Màng cơ thể phân đôi, 6. Hai cá thể mới]] -->
 
== Tập đoàn trùng roi ==
Dòng 26:
</gallery>
==Tham khảo==
<references/>
<references/>2. <nowiki>''Có nhiều bệnh về trùng roi nguy hiểm cho con người ,nên cẩn thận''</nowiki>
 
[[Thể loại:Động vật nguyên sinh]]