Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhóm ngôn ngữ Việt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 18:
 
==Nguồn gốc==
Tổ tiên của ngữ chi Việt được cho là có nền móng tại khu vực [[sông Hồng]] và ngày nay là miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn gốc của các ngôn ngữ vẫn là một chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà ngôn ngữ học. Dựa trên cơ sở sự đa dạng ngôn ngữ, người ta cho rằng ngữ chi Việt có thể đã xuất hiện tại các địa điểm mà ngày nay là các tỉnh [[Borikhamxay|Bolikhamsai]], [[Khammuane|Khammouane]] của [[Lào]] và [[Nghệ An]], [[Hà Tĩnh]], [[Quảng Bình]] của [[Việt Nam]]<ref>Chamberlain J.R. 1998, "The origin of Sek: implications for Tai and Vietnamese history", trong "The International Conference on Tai Studies", S. Burusphat (chủ biên), Băng Cốc, Thái Lan, tr. 97-128. Viện Ngôn ngữ và Văn hóa vì phát triển nông thôn, Đại học Mahidol.</ref>. Thời gian bắt đầu của ngữ chi Việt ít nhất đã 2.000 năm.
 
Tiếng Việt đã được nhận dạng là một ngôn ngữ Nam Á vào giữa thế kỷ XIX và có chứng cứ mạnh mẽ ủng hộ cho phân loại này. Ngày nay, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn âm tiết giống như tiếng Quảng Đông hay tiếng Thái Lan và đã mất nhiều đặc điểm của âm vị và hình vị ngôn ngữ Nam Á nguyên thủy. Tiếng Việt cũng vay mượn nhiều từ thuộc vốn từ vựng của [[tiếng Trung Quốc|tiếng Trung]] và các thứ [[ngữ chi Thái|tiếng Thái]]. Vì vậy, nhiều nghiên cứu trước đây không đồng ý với ý kiến cho rằng tiếng Việt gần gũi với [[tiếng Khmer]] hơn là với tiếng Trung và [[tiếng Thái]].