Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vĩnh Bảo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 42:
 
== Lịch sử ==
Thời Hùng Vương thứ 6 (1712 – 1632TCN), Vĩnh Bảo thuộc bộ Dương Tuyền (Thang Tuyền), một trong 15 bộ hùng mạnh nhất của nước Văn Lang, mà thành Dền là thủ phủ (nay là thôn Ngọc Lặc, xã Ngọc Sơn, huyện Tứ Kỳ gần tỉnh lỵ Hải Dương). Đời nhà Tần (221 – 207 TCN) Vĩnh Bảo thuộc Tượng quận, thời Hán (206 TCN – 220) thuộc quận Giao Chỉ, một phần thuộc huyện Câu Lậu trong quận này. Đời nhà Đinh và Tiền Lê mang tên Hồng Châu. Thời nhà Lý đổi thành lộ Hồng, sau đổi thành lộ Hải Đông. Thời Trần (bắt đầu từ 1225) thuộc phủ lộ Nam Sách, lộ Hải Đông (lúc đầu gọi là Hồng Lộ).
 
Thời Minh (bắt đầu 1368) thuộc địa bàn phủ Tân An (Tân Yên), trong thời kỳ này xuất hiện đơn vị hành chính huyện Đồng Lợi. Vào năm Vĩnh Lạc 5 (năm 1407), phủ Tân An có 5 huyện, còn châu Hạ Hồng trong phủ này có 4 huyện gồm cả huyện Đồng Lợi,Lợii. đờiĐời Thuận Thiên (1428 - 1433) vua Lê Thái Tổ đổi tên Đồng Lợi thành Đồng Lại. Đời Quang Thuận (1460 - 1469) huyện Đồng Lại thành huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng (gồm 4 huyện: Trường Tân, tức Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Miện và Vĩnh Lại) thừa tuyên Nam Sách. Năm Hồng Đức thứ 3 (1472) đổi phụ Hạ Hồng thành phủ Thiên Hùng, đến năm Hồng Đức thứ 6 (1475) gọi lại tên cũ là phủ Hạ Hồng. Năm Quang Thuận thứ 10 (1469) thừa tuyên Nam Sách đổi thành thừa tuyên Hải Dương, năm Hồng Đức thứ 21 (1490) thừa tuyên Hải Dương đổi thành xứ Hải Dương. Năm Hồng Thuận thứ nhất (1509) xứ Hải Dương đổi thành trấn Hải Dương. Từ năm Minh Đức thứ 1 (1527) đến năm Hồng Minh thứ 2 (1592) trấn Hải Dương đổi thành đạo Hải Dương. Đời nhà Hậu Lê đổi lại thành trấn Hải Dương như cũ. Thời Tây Sơn từ năm Thái Đức 1 (1778) đến năm Bảo Hưng 2 (1802) huyện Tứ Kỳ thuộc phủ Nam Sách, trấn Hải Dương. Từ năm Gia Long 1 (1802) đến năm Gia Long 12 (1813) huyện Tứ Kỳ thuộc phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương.
 
Năm [[Minh Mạng]] thứ XIX ([[1838]]) [[nhà Nguyễn]] cắt 5 tổng của huyện Tứ Kỳ (An Bồ, Viên Lang, Đông Tạ, Bắc Tạ, Can Trì), 3 tổng của huyện Vĩnh Lại (Đông Am, Thượng Am, Ngải Am) thành lập ra huyện Vĩnh Bảo, trấn [[Hải Dương]].<ref>{{Chú thích web | url = http://vneconomy.vn/20130807094129829P9920C9923/vinh-bao-tu-truyen-thong-toi-thanh-cong.htm | tiêu đề = Vĩnh Bảo: Từ truyền thống tới thành công | tác giả = | ngày = | ngày truy cập = 25 tháng 9 năm 2015 | nơi xuất bản = VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam | ngôn ngữ = }}</ref>.
 
Đến năm 1890 khi tỉnh Thái Bình được thành lập, phần đất từ sông Hóa đến sông Thái Bình của huyện Vĩnh Lại được giao cho huyện Vĩnh Bảo 3 tổng còn lại (Kê Sơn, An Lạc và Hạ Am) và Vĩnh Bảo được mở rộng tới 11 tổng, cuối thế kỷ XIX tổng Bắc Tạ tách làm 2 tổng là Uy nỗ và Bắc Tạ và Vĩnh Bảo từ 1901 có 12 tổng.
 
Từ cuối năm [[1954|1952]], huyện Vĩnh Bảo thuộc [[Kiến An (tỉnh)|tỉnh Kiến An]].