Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý Thương Ẩn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 46:
Lý Thương Ẩn đậu tiến sĩ khoa thi năm đó (837). Cuối năm, Lệnh Hồ Sở mắc bệnh rồi qua đời. Sau khi tham dự tang lễ Lệnh Hồ Sở không lâu, Lý Thương Ẩn tới Kính Châu (nay ở phía bắc huyện Kinh, tỉnh Cam Túc) làm phụ tá của Tiết độ sứ Vương Mậu Nguyên. Vương Mậu Nguyên vì mến tài, đã đem con gái gả cho Lý Thương Ẩn. Cuộc hôn nhân này đã kéo ông vào vòng xoáy chính trị của cuộc xung đột giữa Ngưu Tăng Nhụ và Lý Đức Dụ, sử gọi là "[[Ngưu-Lý đảng tranh]]".
 
Lý Thương Ẩn rơi vào tình cảnh xấu hổ: Vương Mậu Nguyên vốn giao hảo với Lý Đức Dụ, được xem là theo phe của họ Lý, trong khi đó cha con Lệnh Hồ Sở lại thuộc về phe Ngưu Tăng Nhụ. Hành vi của Lý Thương Ẩn khiến ông bị coi là phản bội lại người thầy kiêm người đỡ đần vừa mới qua đời của mình. Chính điều này đã khiến ông phải trả giá. Dưới thời nhà Đường, việc một người khi thi đậu tiến sĩ không đồng nghĩa rằng họ ngay lập tức nhậtnhận được chức quan, mà trước đó cần phải thông qua một cuộc khảo thí do Bộ Lại tổ chức. Vào năm Khai Thành thứ 3 (838), Lý Thương Ẩn tham gia cuộc khảo thí để chọn quan này, tuy nhiên tên của ông đã bị gạch và không được phúc thẩm, khiến ông trở thành quan trong triều chậm tới một năm. Tuy nhiên, ông không hối hận khi kết hôn với con gái của Vương Mậu Nguyên là Vương Yến Mỹ (王晏媄). Tình cảm hai người sau lễ thành hôn là rất tốt, trong mắt Thương Ẩn, Yến Mỹ là một cô vợ xinh đẹp, ôn hòa và hết mực quan tâm chồng.
 
Vào năm Khai Thành thứ 4 (839), Lý Thương Ẩn một lần nữa tham gia cuộc thi chọn quan và đã trúng tuyển một cách thuận lợi. Ông sau đó đã nhận được chức ''Bí thư tỉnh giáo thư lang'' (秘书省校书郎), tuy là một chức quan cấp thấp, nhưng có những cơ hội phát triển nhất định. Tuy nhiên, không lâu sau, Lý Thương Ẩn bị điều đi làm Huyện úy huyện Hoằng Nông ([[Linh Bảo]], [[Hà Nam (Trung Quốc)|Hà Nam]] ngày nay). Tuy chức vụ huyện úy là không khác biệt với chức giáo thư lang về mặt cấp bực cho lắm, nhưng việc phải rời xa trung tâm quyền lực khiến cơ hội thăng tiến về sau phải chịu ảnh hưởng. Thời điểm Lý Thương Ẩn nhậm chức ở Hoằng Nông rất không thuận lợi khi ông bị cấp trên là Quan sát sứ [[Tôn Giản]] chỉ trích vì đã giảm nhẹ tội cho tù nhân đang phải lãnh án tử hình. Tôn Giản rất có thể đã đối xử với Lý Thương Ẩn không được tốt, khiến Thương Ẩn cảm thấy nhục nhã, không thể chịu đựng mà quyết định từ chức bằng cách xin nghỉ dài hạn.<ref group="C">''Nhậm hoằng nông úy hiến châu thứ sử khất giả quy kinh'', 任弘农尉献州刺史乞假归京</ref>. Trùng hợp là trước khi Lý Thương Ẩn rời đi, Tôn Giản cũng bị điều đi nơi khác và được thay thế bởi [[Diêu Hợp]]. Diêu Hợp nghĩ cách làm dịu đi tình hình căng thẳng, an ủi Thương Ẩn, khiến ông cuối cùng miễn cưỡng lưu lại. Tuy nhiên, Lý Thương Ẩn do không có tâm trạng để làm việc, nên không lâu sau đó (Khai Thành năm thứ 5, 840) đã xin từ chức thêm một lần nữa và được chấp thuận.<!-- === Con đường làm quan ===