Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tỳ bà hành”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
[[Tập tin:Tỳ bà hành bằng thư pháp – 琵琶行書法.svg|75px|phải]]
"'''Tỳ bà hành'''" ({{zh|c=琵琶行|p=Pípá xíng}}) là nhan đề của một bài thơ dài 616 chữ thuộc thể loại [[Đường luật|thất ngôn trường thiên]] của [[Bạch Cư Dị]], một trong những thi nhân nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc sống vào thời [[nhà Đường]]. Bài thơ được sáng tác vào năm [[Niên hiệu Trung Quốc#Thời kỳ nhà Đường|Nguyên Hòa]] thứ 11 đời [[Đường Hiến Tông]] (tức năm 816).
 
Thông qua việc miêu tả kỹ nghệ tấu đàn cao siêu cùng cuộc đời truân chuyên của người con gái ca kĩ [[Đàn tỳ bà]], bài thơ đã phơi trần sự mục nát của quan lại trong xã hội phong kiến, sự suy thoái về sinh kế của nhân dân và sự chôn vùi của tài năng. Bài thơ biểu đạt sự đồng tình và lòng cảm thương sâu sắc của thi nhân đối với người con gái chơi tỳ bà, nhưng cũng đồng thời biểu đạt tâm trạng phẫn uất của ông khi bị giáng chức. Tác giả đã đưa số phận một nữ nghệ nhân tỳ bà thuộc tầng lớp dưới trong xã hội phong kiến ra để bàn chung cùng số phận một phần tử trí thức chính trực bị chèn ép, khiến chúng bổ sung, soi sáng cho nhau, lại miêu tả sinh động tinh tế đến dường ấy và gửi gắm vào đấy sự đồng tình vô hạn, đó là điều hiếm thấy trong thi ca trước đó.