Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tuân Du”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 66:
 
==== Cuối đời ====
Khi [[Tuân Úc (Tam Quốc)|Tuân Úc]] bị cách chức Thượng thư (vì Tào Tháo ghét ông phản đối Tào Tháo tiếm quyền vua), Tuân Du được cử lên thay thế. Tuy nhiên, saucũng nàynhư ôngTuân Úc, Tuân Du cũng có ý phản đối Tào Tháo lấy danh hiệu [[Tào Ngụy|Ngụy vương]].
 
Khi [[Tào Phi]] còn là Thế tử, Tào Tháo dặn rằng: "Tuân Công Đạt là người đáng bậc sư biểu, mày phải hết lòng kính lễ người ấy." Có lần Tuân Du bị ốm, Tào Phi đến thăm bệnh, một mình quỳ lạy trước giường, vô cùng kính trọng.<ref name="TQC"/>
 
Năm 213, Tuân Du bị bệnh chết trên đường chinh phạt Tôn Quyền, mỗi lần nhắc tới Tuân Du, Tào Tháo lại rơi lệ. Tào Tháo từng nhận xét về ông rằng: "Công Đạt luôn ngăn điều xấu không ngăn được thì không dừng".
 
Sinh thời, Tuân Du cùng [[Chung Do]] có quan hệ thân thiết. Chung Do từng nói rằng mỗi khi nghĩ không ra điều gì, hỏi Tuân Du liền nhận được ý kiến khác thường. Trước sau Tuân Du đã nói cho Chung Do 12 kế sách lạ, chỉ mình Do biết được. Chung Do định viết lại thành sách, nhưng chưa xong thì cũng chết, nên bị thất truyền.<ref name="TQC"/>
 
== Đánh giá ==
Tuân Du là người rất kín đáo, khéo phòng hoạ hoạn. Từ khi theo Tào Tháo đi chinh phạt, thường ở trong màn trướng bày mưu tính kế, không nói lại với ai. Người đương thời, kể cả người nhà của ông, đều chẳng ai biết Tháo và Du bàn tính những gì.
 
''Nguỵ thư'' chép: con trai của cô ruột Du là Tân Thao từng hỏi Du về việc Du khuyên Thái tổ lấy Ký Châu. Du nói: "Tá Trị vì Viên Đàm mà xin hàng, vương sư vì vậy mà bình định được đất ấy, ta có biết gì đâu?" Từ đấy Thao cùng họ hàng nội ngoại chẳng ai dám lần nữa hỏi Du về việc quân quốc đại sự nữa.
 
Tào Tháo thường khen Du rằng: "Công Đạt ngoài mặt tỏ ra là mình ngu dốt mà bên trong có nhiều mưu kế, vẻ ngoài hèn nhát mà trong tâm dũng mãnh, bên ngoài tỏ vẻ yếu đuối mà trong bụng cương cường, chẳng hề khoa trương, không khoe công lao, bậc trí nhân mới có thể sánh cùng, người ngu chẳng thể nào theo kịp được, dẫu [[Nhan Hồi|Nhan Tử]], Ninh Vũ cũng không sao hơn được vậy."
 
== Trong văn học ==
Hàng 77 ⟶ 88:
Tuân Du lại tiến cử cho Tào Tháo một mưu sĩ khác là Trình Dục và khuyên "Người ấy chúa công nên dùng". Tào Tháo chấp nhận ý kiến của Tuân Du, và chọn dùng Trình Dục.
 
Nhà văn [[La Quán Trung]] hư cấu ra việc rằng khi nhân vật Tuân Du phản đối Tào Tháo xưng vương, nhân vật Tào Tháo nói "kẻ này cũng muốn bắt chước Tuân Úc ngày xưa đây mà", khiến nhân vật Tuân Du lo sợ, uống thuốc độc chết. Sự việc hư cấu này hoàn toàn trái ngược với sự kín đáo, khôn khéo phòng họa hoạn của Tuân Du trong lịch sử.
 
== Chú thích ==