Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nội chiến Trung Quốc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Tham khảo: AlphamaEditor, thêm thể loại, Executed time: 00:00:04.4424422 using AWB
Dòng 49:
Đầu năm [[1927]], sự tranh chấp Quốc Cộng dẫn tới sự phân liệt trong hàng ngũ cách mạng. Đảng Cộng sản và nhóm [[cánh tả]] của Quốc dân đảng quyết định chuyển thủ đô chính phủ Quốc dân từ [[Quảng Châu]] về [[Vũ Hán]], nơi đảng Cộng sản có ảnh hưởng mạnh.<ref name="Fairbank" /> Nhưng Tưởng Giới Thạch và viên tướng-quân phiệt [[Lý Tông Nhân]], người đánh bại lãnh chúa quân phiệt [[Tôn Truyền Phương]], lại muốn chuyển về [[Giang Tây]]. Phe cánh tả bác bỏ đề xuất của Tưởng Giới Thạch, còn Tưởng lên án phe cánh tả "phản bội Chủ nghĩa Tam dân" của Tôn Dật Tiên khi nhận mệnh lệnh từ [[Quốc tế Cộng sản]]. Theo [[Mao Trạch Đông]], sự khoan dung của Tưởng Giới Thạch đối với những người cộng sản trong Quốc dân đảng giảm đi khi quyền lực của Tưởng Giới Thạch gia tăng.<ref>Zedong, Mao. Thompson, Roger R. [1990] (1990). Report from Xunwu. Stanford University Press. ISBN 0-8047-2182-3.</ref>
 
Ngày 7 tháng 4, Tưởng và một số lãnh đạo Quốc dân Đảng họp, và đưa ra quan điểm các hoạt động của Đảng Cộng sản làm rối loạn xã hội và kinh tế, và cần phải ngưng lại để cuộc cách mạng quốc gia có thể tiếp tục tiến triển. Kết quả của cuộc họp này là ngày 12 tháng 4, [[Tưởng Giới Thạch]] quay ra xử lý những người Cộng sản tại [[Thượng Hải]]. Quốc dân Đảng tiến hành thanh trừng khỏi hàng ngũ của mình các thành viên cánh tả, và hàng trăm đảng viên Cộng sản bị bắt giữ hay bị hành quyết.<ref name="Brune">Brune, Lester H. Dean Burns, Richard Dean Burns. [2003] (2003). Chronological History of U.S. Foreign Relations. Routledge. ISBN 0-415-93914-3.</ref> Sự kiện này được gọi tên là "chính biến Thượng Hải", "biến cố ngày 12 tháng 4", hay là "cuộc thảm sát Thượng Hải".<ref name="Zhaos">Zhao, Suisheng. [2004] (2004). A Nation-state by Construction: Dynamics of Modern Chinese Nationalism. Stanford University Press. ISBN 0-8047-5001-7.</ref> Cuộc thảm sát đào sâu thêm hố chia cắt Tưởng và phe [[Vũ Hán]] của [[Uông Tinh Vệ]]. Đảng Cộng sản định tổ chức giành chính quyền tại một số thành phố lớn như [[Nam Dương]], [[Trường Sa]], [[Sán Đầu]], và Quảng Châu. Đảng viên Cộng sản, cùng với nông dân và thợ mỏ tại [[Hồ Nam]] dưới sự lãnh đạo của Mao<ref name="Blasko">Blasko, Dennis J. [2006] (2006). The Chinese Army Today: Tradition and Transformation for the 21st Century. Routledge. ISBN 0-415-77003-3.</ref> tiến hành một cuộc nổi dậy, nhưng thất bại.<ref name="Blasko" /> Tại Trung Quốc khi đó tồn tại ba thủ đô, thủ đô được quốc tế công nhận tại [[Bắc Kinh]],<ref name="Esherick">Esherick, Joseph. [2000] (2000). Remaking the Chinese City: Modernity and National Identity, 1900–1950. University of Hawaii Press. ISBN 0-8248-2518-7.</ref> Phe Cộng sản và phe cánh tả thuộc Quốc dân đảng đóng thủ đô tại [[Vũ Hán]],<ref name="Clark">Clark, Anne Biller. Clark, Anne Bolling. Klein, Donald. Klein, Donald Walker. [1971] (1971). Harvard Univ. Biographic Dictionary of Chinese communism. Original from the University of Michigan v.1. Digitized ngày 21 tháng 12 năm 2006. p 134.</ref> và phe cánh hữu Quốc dân đảng đóng đô tại [[Nam Kinh]], thành phố này sẽ tiếp tục đóng vai trò thủ đô của Quốc dân đảng trong suốt một thập kỷ kế tiếp.<ref name="Esherick" />
 
Công nhân, người lao động phản đối mạnh mẽ chủ trương của Tưởng. Nhưng [[Tưởng Giới Thạch]] không dám sử dụng binh sĩ đàn áp công nhân, sợ danh không thuận sẽ xảy ra binh biến. Bởi, binh lính luôn coi công nhân là bè bạn cùng một liên minh. Nhiều chỉ huy các đơn vị đã tỏ ra ngần ngừ, từ chối nhận lệnh đàn áp. Do đó, [[Tưởng Giới Thạch]] đã triệu tập Đỗ Nguyệt Sênh, Hoàng Kim Vinh, Trương Tiêu Lâm - 3 đầu lĩnh của Thanh Bang hội đến thị xã [[Cửu Giang]] họp kín, bàn mưu "mượn đao giết người". Tưởng nhờ ba ông trùm băng đảng đưa quân bang hội đi đàn áp công nhân, người biểu tình thay cho quân đội. Lấy danh nghĩa công hội, Đỗ Nguyệt Sênh đã tuyển mộ và vũ trang cho gần 3.000 tên vô lại của Thanh Bang vốn đang làm bảo kê khắp mọi khu vực của bến Thượng Hải. Đạo quân vô lại này được Đỗ Nguyệt Sênh khoác cho những cái tên mỹ miều và ôn hòa là "Hiệp hội Công nhân Thượng Hải" và "Hiệp hội đồng tiến Trung Hoa".
 
Đêm 11/4/1927, mượn danh nghĩa hai tổ chức này, Đỗ Nguyệt Sênh đã mời ủy viên trưởng Tổng công hội Thượng Hải Uông Thọ Hòa đến tư dinh dự tiệc bàn việc hợp tác. Giữa buổi tiệc, Đỗ viện cớ ra ngoài. Thích khách do Đỗ bố trí sẵn thừa cơ đã lẻn vào hạ sát Uông Thọ Hòa ngay tại bàn tiệc, giúp Đỗ triệt tiêu đầu não lãnh đạo của công nhân.
 
Đúng 1 giờ sáng ngày 12/4/1927, 3000 tên Thanh Bang, mỗi tên được Đỗ phát cho 10 đồng bạc trắng, mặc đồng phục quần short, áo xanh cộc tay, trên vai có khắc dấu hiệu chữ "công" tỏa đi các nơi đồng loạt tập kích các đội tự vệ của công nhân, đâm chém, đánh đập họ không thương tiếc. Toàn Thượng Hải náo loạn, tiếng kêu la dậy đất, máu công nhân khắp nơi.
 
Trời vừa sáng, lấy cớ "công nhân xung đột nội bộ, gây mất trị an", Tưởng Giới Thạch đã xua quân đội đi giải giới vũ khí cả hai bên. Thực tế, quân đội được lệnh lập hàng rào ngăn hai bên tấn công và chống trả nhau, tách hai phe giang hồ và công nhân ra khỏi "sàn đấu", sau đó lập hành lang bảo vệ cho bọn Thanh Bang rút lui an toàn.
 
Kết quả là 2.700 công nhân vũ trang bị tước vũ khí, 120 người chết, 180 người khác bị thương ngay sau đêm đụng độ đầu tiên. Đến khi trời tối, kịch bản cũ lại lặp lại… Hơn 3 tháng sau đó, Thượng Hải luôn náo loạn bởi hàng trăm vụ tập kích khác của Thanh Bang nhằm tiêu diệt lực lượng công nhân tự vệ. Phong trào công nhân Thượng Hải bị dìm vào máu và suy yếu, không còn đủ sức ngáng trở hay phản đối các chủ trương của Tưởng.<ref>{{Chú thích web|url=http://antg.cand.com.vn/Tu-lieu-antg/Ong-trum-ben-Thuong-Hai-Quyen-luc-va-su-phan-boi-610586/|tựa đề=“Ông trùm” bến Thượng Hải: Quyền lực và sự phản bội|tác giả=|họ=|tên=|ngày=|website=|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=|url hỏng=|ngày truy cập=}}</ref>
 
 
Sự kiện này được gọi tên là "chính biến Thượng Hải", "biến cố ngày 12 tháng 4", hay là "cuộc thảm sát Thượng Hải".<ref name="Zhaos">Zhao, Suisheng. [2004] (2004). A Nation-state by Construction: Dynamics of Modern Chinese Nationalism. Stanford University Press. ISBN 0-8047-5001-7.</ref> Cuộc thảm sát đào sâu thêm hố chia cắt Tưởng và phe [[Vũ Hán]] của [[Uông Tinh Vệ]]. Đảng Cộng sản định tổ chức giành chính quyền tại một số thành phố lớn như [[Nam Dương]], [[Trường Sa]], [[Sán Đầu]], và Quảng Châu. Đảng viên Cộng sản, cùng với nông dân và thợ mỏ tại [[Hồ Nam]] dưới sự lãnh đạo của Mao<ref name="Blasko">Blasko, Dennis J. [2006] (2006). The Chinese Army Today: Tradition and Transformation for the 21st Century. Routledge. ISBN 0-415-77003-3.</ref> tiến hành một cuộc nổi dậy, nhưng thất bại.<ref name="Blasko" /> Tại Trung Quốc khi đó tồn tại ba thủ đô, thủ đô được quốc tế công nhận tại [[Bắc Kinh]],<ref name="Esherick">Esherick, Joseph. [2000] (2000). Remaking the Chinese City: Modernity and National Identity, 1900–1950. University of Hawaii Press. ISBN 0-8248-2518-7.</ref> Phe Cộng sản và phe cánh tả thuộc Quốc dân đảng đóng thủ đô tại [[Vũ Hán]],<ref name="Clark">Clark, Anne Biller. Clark, Anne Bolling. Klein, Donald. Klein, Donald Walker. [1971] (1971). Harvard Univ. Biographic Dictionary of Chinese communism. Original from the University of Michigan v.1. Digitized ngày 21 tháng 12 năm 2006. p 134.</ref> và phe cánh hữu Quốc dân đảng đóng đô tại [[Nam Kinh]], thành phố này sẽ tiếp tục đóng vai trò thủ đô của Quốc dân đảng trong suốt một thập kỷ kế tiếp.<ref name="Esherick" />
 
Đảng Cộng sản Trung Quốc nay bị trục xuất khỏi Vũ Hán bởi đồng minh của mình là phe cánh tả Quốc dân đảng, nhóm này đến lượt mình lại bị Tưởng Giới Thạch lật đổ. Quốc dân đảng tiếp đó tiếp tục tiến hành cuộc chiến tranh bắc phạt diệt lực lượng quân phiệt và đánh chiếm được Bắc Kinh vào tháng 6 năm 1928.<ref name="Guo">Guo, Xuezhi. [2002] (2002). The Ideal Chinese Political Leader: A Historical and Cultural Perspective. Greenwood Publishing Group. ISBN 0-275-97259-3.</ref> Tiếp đó, phần lớn miền đông Trung Quốc dần rơi vào tay chính quyền Nam Kinh, và chính quyền Quốc dân đảng tại Nam Kinh nhận được sự thừa nhận từ cộng đồng quốc tế như chính phủ hợp hiến duy nhất tại Trung Quốc. Quốc dân đảng tuyên bố nguyên tắc ba giai đoạn cách mạng, phù hợp với cương lĩnh của Tôn Dật Tiên: thống nhất vũ trang, bồi dưỡng chính trị, và dân chủ theo hiến pháp.<ref>Theodore De Bary, William. Bloom, Irene. Chan, Wing-tsit. Adler, Joseph. Lufrano Richard. Lufrano, John. [1999] (1999). Sources of Chinese Tradition. Columbia University Press. ISBN 0-231-10938-5. pg 328.</ref>