Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nanchang Q-5”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 26:
Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc từng sử dụng rất nhiều máy bay tiêm kích thế hệ thứ hai [[Mikoyan-Gurevich MiG-19]] của [[Liên Xô]] cũ, với phiên bản nội địa của nó là [[Shenyang J-6]] từ năm 1958. Tháng 8 năm 1958, [[Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc]] yêu cầu phát triển một loại máy bay chiến đấu phản lực mới trong vai trò chi viện hỏa lực không quân.
 
Dự án nghiên cứu máy bay tiêm kích-bom của Không quân Trung Quốc dự định sẽ tiếp tục chọn mẫu máy bay [[Mikoyan-Gurevich MiG-19|MiG-19]] làm mẫu để thiết kế tương tự như chiếc [[Shenyang J-6]] trước đây. Lu Xiaopeng, người thiết kế loại máy bay phản lực J-12, cũng chính là người đứng đầu dự án thiết kế loại máy bay này. Một phiên bản mới ra đời có tên là '''Qiangjiji-5''' (máy bay tấncường côngkích thứ 5) có thân máy bay dài, diện tích dưới thân lớn giúp làm giảm lực kéo, cản của không khí; có 1 khoang chứa dài 4 m dưới bụng. Khe hút khí được đưa sang bên thân máy bay (các máy bay đời trước chiếc Q-5 đều có khe hút khí ở mũi) để tạo không gian ở trước mũi nhằm dự định đặt radar mục tiêu (nhưng nó lại không bao giờ được trang bị). Cánh mới có diện tích lớn hơn kết hợp với hình dạng cánh cụp. Q-5 sử dụng 2 động cơ phản lực [[Tumansky RD-9|WP-6]] (sao chép động cơ [[Tumansky RD-9]] của [[Liên Xô]]) tương tự chiếc [[Shenyang J-6]], cho phép đạt tốc độ tối đa 1.195 km/h, tầm hoạt động 2.000 km. Nếu Q-5 tải 1.000 kg vũ khí trong thân và không mang bên ngoài cánh thì có thể đạt vận tốc siêu âm. Tuy nhiên, nếu có mang thùng nhiên liệu phụ thì nó chỉ đạt tốc độ dưới âm. Phiên bản thiết kế lại nhằm giảm chi phí vẫn có tốc độ cao nhưng chiếc Q-5 vẫn chỉ nhanh bằng MiG-19 và J-6 mà thôi, nhờ phần lớn vào hình dạng thân máy bay.
 
Về vũ khí, Q-5 trang bị 2 khẩu pháo Type-23-2K cỡ 23mm sao chép từ pháo [[Nudelman-Rikhter NR-23]] của [[Liên Xô]], bố trí ở "gốc" cánh (100 viên mỗi khẩu). Q-5 thiết kế 10 giá treo bom, tên lửa, rocket bao gồm 3 giá treo ở dưới mỗi cánh, 2 giá treo kép (gồm 4 thanh treo) song song ở giữa động cơ hay chính là khoang vũ khí dưới bụng, với trọng tải tối đa 2.000 kg vũ khí. Ở nhiều máy bay thì khoang chứa vũ khí được lắp đặt thùng dầu phụ. Ngoài ra, thùng dầu phụ cũng có thể lắp dưới cánh ở phiên bản Q-5I.