Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh du kích”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 20:
 
==Chiến thuật==
Về chiến thuật, du kích thường tránh đối đầu với các đơn vị lớn của quân đối phương, nhưng tìm kiếm và tấn công các nhóm nhỏ nhân lực và tài nguyên của đối phương để dần dần làm cạn kiệt lực lượng đối phương trong khi giảm thiểu thiệt hại của chính họ. Quân du kích cơ động, bí mật, bất ngờ, tổ chức trong các đơn vị nhỏ và tận dụng lợi thế của địa hình, vốn là điều khó khăn cho các đơn vị lớn hơn để tác chiến.

Chiến tranh du kích có tác dụng chiến lược to lớn trong việc tiêu hao, tiêu diệt nhiều bộ phận nhỏ quân địch, ''"góp gió thành bão"'', gây cho địch những tổn thất và khó khăn nghiêm trọng; góp phần kiềm chế, phân tán lực lượng địch, làm địch bị bao vây, chia cắt ở khắp nơi, tạo ra thế chiến lược có lợi cho quân ta. Mục đích của du kích chiến không phải là đánh lớn thắng to, mà là tỉa dần quân địch, đánh quấy rối liên tục, làm cho quân địch hoang mang lo sợ liên tục, ăn không ngon ngủ không yên, bị hao mòn về tinh thần và vật chất rồi đi đến chỗ bị tiêu diệt.
 
Tháng 1/1944, Hồ Chí Minh chỉ đạo, hướng dẫn biên soạn bài giảng để đào tạo cán bộ, về sau in thành tác phẩm "[[Con đường giải phóng]]". Tác phẩm chỉ rõ ''"du kích là một cách chiến tranh của dân chúng dùng khí giới ít và kém chống với đế quốc có khí giới tốt và nhiều"''. Đặt vấn đề "lý do nào đã sinh ra chiến tranh du kích", Hồ Chí Minh trả lời:
:''"Trước hết là do chủ nghĩa yêu nước, tình cảm đối với Tổ quốc. Sau đó là lòng căm thù mạnh mẽ đối với bọn xâm lược dã man... Nhìn thấy cảnh nhà bị đốt cháy, ruộng vườn bị phá hoại, vợ bị hãm hiếp, cha mẹ bị giết chết, các con bị thiêu sống... Cảnh tượng đó không phải đã dồn nông dân Việt Nam tới một nỗi thất vọng tiêu cực, mà một ham muốn trả thù cho những người thân, tới lòng can đảm lẫm liệt trong chiến đấu"''
 
Trong tác phẩm "Cách đánh du kích" (1944), Hồ Chí Minh nêu lên 4 mưu mẹo lớn trong đánh du kích: ''"1) Tránh chỗ mạnh đánh chỗ yếu, náo phía đông đánh phía tây. 2) Tránh trận gay go, không cần sống chết giữ đất. 3) Hoá chỉnh vi linh, hoá linh vi chỉnh (nghĩa là phân tán - tập trung linh hoạt tùy theo tình hình). 4) Mình yên đánh địch động, mình khoẻ đánh quân thù mệt"''.
 
Hồ Chí Minh nhấn mạnh: ''"Du kích tổ chức khéo thì toàn dân gái trai già trẻ, sĩ nông công thương, ai cũng có thể tham gia. Người thì lo đánh giặc, người thì lo tiếp tế, tình báo, liên lạc, tuyên truyền mọi người đều có dịp phụng sự Tổ quốc"''. Trong bài "Chiến lược của quân ta và của quân Pháp" (13-12- 1946), Hồ Chí Minh viết:
:''"Về phương pháp tác chiến, chúng ta áp dụng vận động chiến song song với du kích chiến. Vận động chiến có mục đích trừ diệt một số lớn địch quân. Còn du kích chiến là huy động dân quân ở địa phương vừa quấy rối, vừa làm hao mòn lực lượng của chúng... Để thực hiện du kích chiến, chúng ta tổ chức ra đội cảm tử, đội phá hoại, đội đánh úp, đội đánh mai phục, đội cướp lương thực, súng đạn, đội trinh sát. Kế hoạch tiêu thổ [[vườn không nhà trống]], kế hoạch bất hợp tác phải được đem áp dụng một cách triệt để. Trong thành phố, ngoài những hầm hố, những chướng ngại vật, chúng ta phải biến mỗi nhà thành một ổ kháng chiến, phải đo đường hầm thông từ phố nọ sang phố kia. Trên các ngả đường quan lộ đã đành đắp nhiều ụ đất làm chướng ngại vật, nhưng trên mặt đường còn phải đặt nhiều địa lôi, nhất là ở những chỗ có cầu cống... Chúng ta phải dùng đủ mọi phương pháp để cản trở quân địch, địch đến một chỗ nào cũng không thể tiến quân được. Để kháng chiến lâu dài, mỗi làng ngay từ bây giờ phải biến ra một thành luỹ kháng chiến"''
 
Tổ chức du kích phải dựa trên cơ sở quần chúng. Muốn đánh du kích ''"cần phải có dân chúng tham gia và giúp sức. Du kích như cá, dân chúng như nước, cá không có nước thì cá chết, du kích không có dân thì du kích chết"''. Các chiến sỹ du kích cũng phải có sự tin tưởng vào lực lượng của mình và có một niềm tin kiên định vào thắng lợi cuối cùng, không sợ các vũ khí chiến tranh hiện đại của kẻ địch.
 
Hồ Chí Minh viết thư gửi đồng bào toàn quốc (5-3-1947) có viết: ''"Địch càng rải ra nhiều nơi thì lực lượng địch càng mỏng manh. Ta càng sẵn cơ hội mà đánh du kích để tiêu diệt nó dần dần, để đi đến thắng lợi cuối cùng... Được tổ chức tốt, chiến tranh du kích là một sức mạnh không thể đánh bại chống bọn xâm lược nước ngoài... Cùng lúc bị tấn công ở sau lưng bởi chiến tranh du kích và ở ngoài mặt trận bởi quân đội nhân dân, thế là bọn xâm lược Pháp sẽ bị đánh bại"''
 
Đầu năm 1951 Hồ Chí Minh viết bài ''"Đẩy mạnh chiến tranh du kích"'', nêu nguyên tắc đánh giặc là ''"biết địch, biết ta, trăm trận trăm thắng"'', ''"Tinh thần binh sĩ giặc rất kém, giặc tập trung chỗ này thì sơ hở chỗ khác, ta nhằm đúng chỗ yếu của giặc mà đánh thì nhất định thắng". "Ta biết rõ giặc, giặc không rõ ta. Đi nhẹ không tăm, về lặng không tiếng, tiến nhanh như gió, thoái kín như đêm, phục giặc không biết, đánh giặc không ngờ"''
 
==Phương pháp==