Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chữ Quốc ngữ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Lùi lại thủ công
Đã lùi lại sửa đổi 63935366 của Marie Gulleya (thảo luận)
Thẻ: Lùi sửa
Dòng 26:
Tên gọi ''chữ quốc ngữ'' được dùng để chỉ chữ quốc ngữ Latinh lần đầu tiên vào năm [[1867]] trên [[Gia Định báo]].<ref>Marcucci, Matthew A. (2009). [http://sino-platonic.org/complete/spp189_chinese_characters.pdf "Rendering Sinograms Obsolete: Vietnamese Script Reform and the Future of Chinese Characters"], Sino-Platonic Papers, number 189. Trang 87.</ref> Tiền thân của tên gọi này là ''chữ Tây quốc ngữ''. Về sau từ ''Tây'' bị lược bỏ đi để chỉ còn là ''chữ quốc ngữ''; còn tên gọi ''chữ Tây'' bấy giờ được chuyển sang để chỉ chữ Pháp. ''Quốc ngữ'' nghĩa mặt chữ là ngôn ngữ quốc gia, ở [[Việt Nam]] nếu không có từ bổ nghĩa kèm theo cho thấy từ ''quốc ngữ'' được dùng để một ngôn ngữ nào khác thì ''quốc ngữ'' mặc định là chỉ tiếng Việt.<ref>張學謙, 《從外國字到國語字── 民族主義、現代化與越南羅馬字政策》, 台灣國際研究季刊, 第10卷, 第1期, năm 2014, trang 2 và 3.</ref>
 
== BảngLịch chữ cáisử ==
{{xem thêm|Chữ viết tiếng Việt}}
[[Tập tin:L-2360-a 0008 1 t24-C-R0072.jpg|nhỏ|phải|Tự điển in năm [[1651]] bằng ba thứ tiếng Việt-Bồ-La của giáo sĩ [[Alexandre de Rhodes]]]]
===Hình thành===
Chữ Quốc ngữ được hình thành bởi các tu sĩ [[Dòng Tên]] trong quá trình truyền đạo Công giáo tại Việt Nam đầu thế kỷ 17 dưới quy chế [[Padroado|bảo trợ]] của [[Bồ Đào Nha]].<ref name="Jacques 2004" /> [[Francisco de Pina]] là nhà truyền giáo đầu tiên thông thạo tiếng Việt, ông đã bắt đầu xây dựng phương pháp ghi âm tiếng Việt bằng chữ cái Latinh.<ref name="Jacques 2002" /> Giáo sĩ [[Alexandre de Rhodes]] là người có công hệ thống hóa và định chế hóa chữ quốc ngữ qua cuốn [[từ điển]] ''[[Từ điển Việt–Bồ–La|Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum]]'' in năm [[1651]] tại Roma.<ref>{{chú thích sách |author1=Hoàng Xuân Việt|title=Tìm hiểu lịch sử chữ Quốc ngữ |date=2006|publisher=Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin|location=Thành phố Hồ Chí Minh|page=165–167}}</ref> Ông cho biết mình đã biên soạn cuốn từ điển này dựa trên hai từ điển (nay đã thất truyền) của [[Gaspar do Amaral]] và [[Antonio Barbosa]]. Các nhà truyền giáo khác đóng góp trong lịch sử sơ khởi của chữ Quốc ngữ có thể kể đến [[Francesco Buzomi]],<ref>{{chú thích hội nghị |url= http://svhttdl.binhdinh.gov.vn/files/HoithaoQuocngu119_219.doc |title= Chữ Quốc ngữ với môi trường Bình Định |author= Petrus Paulus Thống|date= 13 tháng 1 năm 2016 |publisher= |book-title= |pages= 211–218 |location= Quy Nhơn |conference= Hội thảo Khoa học "Bình Định với chữ Quốc ngữ" |id= }}</ref> [[Christoforo Borri]], [[Girolamo Maiorica]], và [[Antonio de Fontes]].
 
Theo soạn giả Alexandre de Rhodes, ông mượn [[dấu sắc]], [[dấu huyền|huyền]], [[dấu ngã|ngã]] từ tiếng Cổ Hy Lạp mà vẫn không đủ nên phải thêm ''iota subscriptum'' ([[dấu nặng]]) và [[dấu hỏi]] để biểu lộ thanh giọng của tiếng Việt.<ref>Hoàng Xuân Việt. ''Bạch thư chữ Quốc ngữ''. San Jose, CA: Hội văn hóa Việt, 2006. tr 185-186</ref> So sánh ký tự thì âm ''nh'', ''ch'' theo tiếng Bồ Đào Nha; ''gi'' theo tiếng Ý; còn ''ph'' theo tiếng Cổ Hy Lạp. [[:en:Apex (diacritic)#Usage in Middle Vietnamese|Dấu lưỡi câu]] <big>◌᷄</big> được dùng để thể hiện phụ âm cuối mũi hóa.
=== Bảng chữ cái tiếng Việt trong ''Từ điển An Nam – Bồ Đào Nha – La-tinh'' ===
 
Các văn bản thời kỳ này là tài liệu ghi chép quan trọng về cách phát âm của tiếng Việt trung đại. Bên cạnh mục đích thực tiễn là để các nhà truyền giáo học tiếng Việt thuận lợi hơn, chữ Quốc ngữ còn giúp một vài giáo hữu Việt Nam thông qua [[mẫu tự Latinh]] làm quen với [[tiếng Latinh]], ngôn ngữ hoàn vũ của [[Giáo hội Công giáo Rôma|Giáo hội Công giáo]].<ref name= "Do 2004">Đỗ Quang Chính (2004). [https://dongten.net/2013/10/19/giao-hoi-cong-giao-voi-chu-quoc-ngu/ "Giáo hội Công giáo với chữ Quốc ngữ"].</ref>
 
Linh mục [[Giovanni Filippo de Marini]] chép lại biên bản hội nghị năm 1645 về mô thức rửa tội có ghi:<ref>{{chú thích sách |author1=Đỗ Quang Chính|title=Lịch sử chữ Quốc ngữ, 1620–1659|date=1972|publisher=Tủ sách Ra Khơi|location=Sài Gòn|page=68–73}}</ref> "''Tau rữa mầï nhân danh Cha, uà Con, uà Spirito Santo. Taü lấÿ tên Chuá, tốt tên, tốt danh, tốt tiẽng...''"
 
===Chỉnh lý===
[[Tập tin:Gia Dinh Bao.jpg|phải|nhỏ|''[[Gia Định báo]]'', tờ báo tiếng Việt đầu tiên dùng chữ Quốc ngữ, ra mắt năm [[1865]]]]
Cuối thế kỷ 18 tại Đàng Trong diễn ra cuộc chỉnh lý khiến chữ Quốc ngữ hầu như giống với ngày nay.<ref>{{chú thích sách |author1=Hoàng Xuân Việt|title=Tìm hiểu lịch sử chữ Quốc ngữ |date=2006|publisher=Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin|location=Thành phố Hồ Chí Minh|page=273, 324}}</ref> Các giáo hữu Đàng Trong đã biên soạn từ điển chữ Quốc ngữ, dưới sự điều phối của Giám mục [[Bá Đa Lộc|Bá Đa Lộc Bỉ Nhu]] (Pierre Pigneau de Behaine).<ref>{{chú thích web|author1=Phạm Thị Kiều Ly|title=Chữ quốc ngữ thời Hội thừa sai|url=https://www.diendan.org/phe-binh-nghien-cuu/chu-quoc-ngu-thoi-hoi-thua-sai-paris|date=tháng 3 năm 2018}}</ref> Căn cứ vào bản thảo này, giáo sĩ [[Jean-Louis Taberd]] đã biên tập và cho xuất bản năm [[1838]].<ref name="Hannas">Hannas, W. C. ''Asia's orthographic dilemma''. Honolulu, HI: University of Hawaii Press, 1997. tr 84-87</ref>
 
Cuốn tự điển của Bá Đa Lộc được soạn quãng năm 1772–1773 có tên ''Dictionarium Anamatico-Latinum'' mới chỉ là bản viết tay (nay còn giữ ở Văn khố Hội Truyền giáo Paris) chứ chưa được in ra. Trong khi đó tự điển của Taberd mang tên ''[[Nam Việt–Dương Hiệp Tự vị]]'' (tựa [[tiếng Latinh|Latinh]] giống với tựa cuốn của Bá Đa Lộc) được in ở [[Serampore]], Ấn Độ.<ref>Trần Văn Toàn (2005). [http://giaophannhatrang.net/index.php?nv=news&op=Van-hoa/Tu-vi-Taberd-va-di-san-van-hoa-Viet-Nam-6554 "Tự vị Taberd và di sản văn hóa Việt Nam"].</ref> Nó phản ảnh một biến chuyển quan trọng của tiếng Việt trong khoảng thế kỷ XVIII và XIX. So sánh tự điển của Taberd và De Rhodes thì âm "&#xa797;" ([[Tập tin:B with flourish.svg|10px|alt=ȸ|b đuôi]]) biến mất, thay thế bằng âm "v" hoặc "b". Những âm "bl", "ml", "pl", "sl", và "tl" cũng biến mất, thay thế bằng "tr", "nh", "l", "s". Lưu ý một số cách viết chính tả cũ vẫn còn gặp ở các văn bản của [[João de Loureiro]] đương thời tại Đàng Trong<ref>{{chú thích web |author1=Võ Xuân Quế |title=Sách "Thực vật Đàng Trong" và chữ Quốc ngữ thế kỷ XVIII theo cách ghi của João de Loureiro |url=http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/sach-thuc-vat-dang-trong-va-chu-quoc-ngu-the-ky-xviii-theo-cach-ghi-cua-joao-de-loureiro |date=2018}}</ref> và của [[Philipphê Bỉnh]] tại Lisboa vào đầu thế kỷ 19.
 
Cuốn tự điển có phần [[phụ lục]] tựa là "Lời Chúa Tàu và Người Annam vấn đáp cùng nhau" (''Dialogus Inter Unum Navis Praevectum et Unum Cocincinensem''), trong đó có đoạn như sau:<ref>Taberd, Jean Louis. ''Dictionarium Latino-Anamiticum''. Serampore, 1838. tr 78</ref>
<br />&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;''- Ông đi viếng Quan lớn thì được song thói nước nầy chẳng cho phép thăm đờn bà.''
<br />&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;''- Tôi cam lòng chìu theo quốc pháp, tôi chẳng có ý làm đều gì nghịch cùng thói phép đất nầy, có tục ngữ rằng: nhập giang tùy khúc nhập gia tùy tục.''
 
Như vậy, dạng [[chính tả]] của chữ Quốc ngữ ở lần chỉnh lý này với cách viết không khác mấy thời nay là bước chuẩn hóa chính cuối cùng, các phương án sửa đổi chính tả sau này đều không phổ biến được. Trong hơn 200 năm, [[Công giáo tại Việt Nam]] tuy lưu hành chữ Quốc ngữ nhưng vẫn sử dụng chữ Nôm là chủ yếu.<ref name="Ostrowski">{{Chú thích sách|ref=harv|last1=Ostrowski|first1=Brian Eugene|editor1-last=Wilcox|editor1-first=Wynn|title=Vietnam and the West: New Approaches|date=2010|publisher=SEAP Publications, Đại học Cornell|location=Ithaca, New York|isbn=9780877277828|page=23, 38|url=|chapter=The Rise of Christian Nôm Literature in Seventeenth-Century Vietnam: Fusing European Content and Local Expression}}</ref>
 
===Địa vị chính thức===
[[Tập tin:1938 Vietnamese Birth Certificate in Nôm.jpg|nhỏ|phải|Đơn khai sinh năm [[1938]] ở [[Bắc Kỳ]] có bốn dạng chữ: chữ Quốc ngữ lẫn [[chữ Nôm]] cùng dấu triện bằng [[tiếng Pháp]] và vài [[chữ Hán]]]]
Do sự thống trị của [[Hán học]] ở Việt Nam, chữ Quốc ngữ trên chặng đường hơn 300 năm hình thành và phát triển chưa đủ phổ biến để coi là văn tự chính thức. Cho tới khi người Pháp xâm lăng, chiếm [[Nam Kỳ]] vào cuối [[thế kỷ XIX]], thì tên gọi và vị trí của nó mới được xác lập. Ngày [[22 tháng 2]] năm [[1869]] Phó Đề đốc Marie Gustave Hector Ohier ký nghị định '''bắt buộc dùng chữ Quốc ngữ''' '''thay thế [[chữ Hán]]''' trong các công văn ở [[Nam Kỳ]].<ref name="Hoàng Xuân Việt 2006">Hoàng Xuân Việt. ''Bạch thư chữ Quốc ngữ''. San Jose, CA: Hội văn hóa Việt, 2006. tr 374-375</ref>
Nghị định 82 ký ngày 6 Tháng 4, 1878 do [[Thống đốc Nam Kỳ]] Lafont ký cũng đề ra cái mốc hẹn trong bốn năm (tức năm 1882) thì phải chuyển hẳn sang chữ Quốc ngữ:<ref name="Lê Ngọc Trụ">Lê Ngọc Trụ. "Chữ Quốc ngữ từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX". ''Tuyển tập Ngôn ngữ văn tự Việt Nam'' Số 1. Dòng Việt, 1993. Tr 30-47</ref>
 
<blockquote>''Kể từ mồng một Tháng Giêng năm 1882 tất cả văn kiện chánh thức, nghị định, quyết định, lịnh, án tòa, chỉ thị... sẽ viết, ký tên và công bố bằng chữ quốc ngữ; nhân viên nào không thể viết thơ từ bằng chữ quốc ngữ sẽ không được bổ nhậm và thăng thưởng trong ngạch phủ, huyện và tổng...''</blockquote>
Ngày 1 Tháng Giêng năm 1879 thì lại có lệnh khẳng định các văn kiện chính thức phải dùng chữ Quốc ngữ. Cũng năm đó chính quyền Pháp đưa chữ Quốc ngữ vào ngành giáo dục, bắt đầu ở các thôn xã Nam Kỳ phải dạy lối chữ này.<ref name="Hoàng Xuân Việt 2006" /> Để khuyến khích việc truyền bá chữ Quốc ngữ, nhà chức trách thuộc địa Nam Kỳ còn ra nghị định ngày 14 Tháng 6 năm 1880 giảm hoặc miễn [[thuế thân]] và miễn [[sưu dịch]] cho thân hào hương lý nếu họ biết viết chữ Quốc ngữ.<ref name="Lê Ngọc Trụ" />
 
[[Gia Định báo|Gia Định Báo]], một tờ báo do Trương Vĩnh Ký làm chủ biên phát hành, là tờ báo đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ, so với ngày nay thì câu văn đã thêm phần mạch lạc, chính tả không mấy khác biệt. Ví dụ như bản thông báo ngày 22 tháng 12 năm [[1888]] sau đây:<ref>Hoàng Xuân Việt. ''Bạch thư chữ Quốc ngữ''. San Jose, CA: Hội văn hóa Việt, 2006. tr 333</ref>
 
<blockquote>''Sở Thuế Chánh Ngạch. Các người thiếu thuế... đặng hay: các sổ phụ trong tháng Octobre 1888 thuế đất, thuế sanh ý, thuế ghe biển, thuế ghe sông, cùng [[thuế thân]] đã lập theo phép để trong tay quan Kho Bạc Sài Gòn và Chợ Lớn hay về việc thâu thuế. Bởi đó sức cho các người ấy phải y theo hạn trong luật dạy mà đóng các món thuế biên trong sổ ấy, bằng không thì phải cứ phép mà bắt buộc...''</blockquote>
 
===Nửa đầu thế kỷ XX===
[[Tập tin:Khaihung.jpg|phải|nhỏ|[[Khái Hưng]] một thành phần cột trụ trong nhóm [[Tự Lực văn đoàn|Tự Lực Văn đoàn]], giúp phát triển văn chương chữ Quốc ngữ vào đầu thế kỷ XX]]
Sang [[thế kỷ XX]] thì chính phủ [[Liên bang Đông Dương|Đông Pháp]] mở rộng chính sách dùng chữ Quốc ngữ, giao cho Nha Học chính giảng dạy ở Bắc Kỳ từ năm 1910.<ref name="Franco-Vietnamese schools">[http://www.harvard-yenching.org/sites/harvard-yenching.org/files/TRAN%20Thi%20Phuong%20Hoa_Franco%20Vietnamese%20schools2.pdf Franco-Vietnamese schools]</ref> [[Thượng thư]] bộ Học là [[Cao Xuân Dục]] có công văn trả lời [[Toàn quyền Đông Dương]] với ý tán đồng "cả nước cùng học chữ Quốc ngữ Latinh, tuyển chọn các vị cử nhân, tú tài, tôn sinh, ấm sinh người bản quốc sung làm giáo sư và thành lập viện dịch chữ Quốc ngữ... Nay vâng mệnh Hoàng đế bản quốc lập ra trường chuyên dạy thứ chữ này chính là muốn thống nhất một lối dùng làm thứ chữ dạy học phổ thông."<ref>Cao Xuân Dục. ''Long Cương văn tập''. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động, 2012. Tr 64</ref> Năm 1915 thì kỳ [[thi Hương]] cuối cùng diễn ra ở [[Bắc Kỳ]] mặc cho sự chống đối của giới sĩ phu. Ở [[Trung Kỳ]] thì đạo dụ của vua [[Khải Định]] ngày [[26 tháng 11]] [[âm lịch]] năm [[Mậu Ngọ]] (tức ngày [[28 tháng 12]] năm [[1918]]) chính thức bãi bỏ [[khoa cử]] và năm [[1919]] là năm cuối mở khoa thi ở Huế.<ref>[http://damau.org/archives/10281 Chương trình giáo dục ở nước ta những thập niên đầu thế kỷ XX và những ông nghè cuối cùng của nền khoa cử phong kiến]</ref> Chữ Quốc ngữ từ đó trở thành phương tiện diễn đạt duy nhất của [[người Việt]] trong khi địa vị [[Chữ Hán]] và [[chữ Nôm]] càng mờ nhạt tuy chưa mất hẳn nhưng lui dần vào quá khứ.
 
Trong khi đó cũng có thành phần theo [[Nho giáo|Nho học]] nhưng hiểu được giá trị của chữ Quốc ngữ và cổ động việc thâu nhận chữ Quốc ngữ như là một cách nâng cao trình độ kiến thức đại chúng, canh tân xã hội, thức tỉnh tinh thần yêu nước và huy động động lực phản kháng của người Việt trước quyền lực của [[đế quốc thực dân Pháp|thực dân Pháp]]. Trong đó có nhóm [[Đông Kinh Nghĩa Thục|Đông Kinh nghĩa thục]]. Việc theo học chữ Quốc ngữ theo đó thì không chỉ là phương tiện đọc và viết mà còn hàm ý vận động chính trị và vận mệnh dân tộc.
 
Chữ Quốc ngữ qua những tác phẩm [[biên khảo]], [[phóng sự]], [[bình luận]], [[du ký]] của những ''[[Nam Phong tạp chí|Nam Phong Tạp chí]]'', ''[[Đông Dương tạp chí|Đông Dương Tạp chí]]'', cùng một loạt [[tiểu thuyết]] và [[thơ mới]] của nhóm [[Tự Lực văn đoàn|Tự lực Văn đoàn]] với tư tưởng mới, phong cách mới cũng và nhiều tác giả khác đã chứng minh chức năng toàn diện của chữ Quốc ngữ làm văn tự của người Việt để rồi sau năm [[1945]] các chính quyền kế thừa đều công nhận lối chữ này.
[[Tập tin:TinhThaiBinh.jpg|thumb|Bản đồ tỉnh [[Thái Bình]] năm 1924 thời [[Pháp thuộc]], với cách viết tên riêng có gạch nối.]]
 
=== Từ giữa thế kỷ XX ===
Nửa cuối thế kỷ XX diễn ra các chỉnh sửa chữ Quốc ngữ, trong đó có sửa đổi chữ viết liên quan đến các cuộc [[Cải cách giáo dục của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam|cải cách giáo dục của nước CHXHCN Việt Nam]] thực hiện. Do lúc này có hơn 4 triệu [[Việt kiều|người Việt ở nước ngoài]], cùng với những hay dở của cải cách giáo dục trong nước, dẫn đến quan niệm và sử dụng chữ Quốc ngữ có sự khác nhau nhất định, tùy theo từng người được thụ hưởng nền giáo dục nào.
 
# Từ những năm 1950 tại miền Bắc, chữ Quốc ngữ được giản lược bằng cách bỏ dấu gạch nối giữa từ ghép và tên riêng, ví dụ: ''tự-do'' thành ''tự do'', ''Họ-Văn-Tên'' thành ''Họ Văn Tên''.<ref>{{Chú thích web |tiêu đề=Chữ viết tiếng Việt và vấn đề cải cách |url=https://tuoitre.vn/chu-viet-tieng-viet-va-van-de-cai-cach-1411612.htm |tác giả 1=Nguyễn Việt Long |ngày truy cập=2017-12-15 |ngày tháng=2017-12-2 |url lưu trữ=https://web.archive.org/web/20171215045950/https://tuoitre.vn/chu-viet-tieng-viet-va-van-de-cai-cach-1411612.htm |ngày lưu trữ=2017-12-15 |dead-url=no" == DeadURL or "không }}</ref>. Tuy nhiên điều đặc biệt là năm 1973 khi xây dựng [[lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh]] tại Hà Nội, thì lại có yêu cầu có dùng gạch nối trong dòng tên ở mặt chính là ''Hồ-Chí-Minh''.
# Những người không thụ hưởng cải cách giáo dục, gồm [[Việt kiều|những người ở nước ngoài]] hoặc đã học phổ thông trước cải cách giáo dục
# Thế hệ thụ hưởng cải cách giáo dục với tên chữ "a bờ cờ"
# Thế hệ thụ hưởng cải cách giáo dục thứ hai với tên chữ "a bê xê"
 
== Bảng chữ cái ==
=== Bảng chữ cái tiếng Việt trong ''Từ điển An Nam – Bồ Đào Nha – La-tinh'' ===
Bảng chữ cái La-tinh tiếng Việt trong ''Từ điển An Nam – Bồ Đào Nha – La-tinh'' in năm 1651 của [[Đắc Lộ]] (dưới đây gọi tắt là ''Từ điển'') có 23 chữ cái là:<ref>Alexandre de Rhodes. ''Dictionarium Anamiticum Lusitanum et Latinum''. Romae, Sacra Congregationis de propaganda fide, năm 1651, trang chứa cột 1, cột 15, cột 65, cột 77, cột 153, cột 191, cột 249, cột 253, cột 305, cột 349, cột 353, cột 389, cột 441, cột 499, cột 583, cột 589, cột 615, cột 631, cột 667, cột 711, cột 853, cột 879 trong phần chính văn của sách (sách không được đánh số trang).</ref>
 
Hàng 987 ⟶ 1.040:
*'''th''': Bắt nguồn từ cách chuyển tự các phụ âm bật hơi của tiếng Hy Lạp cổ đại sang chữ Latinh. Các phụ âm bật hơi trong tiếng Hy Lạp cổ đại được chuyển tự sang chữ Latinh bằng cách lấy một chữ cái biểu thị một phụ âm có cách phát âm tương tự với phụ âm cần chuyển tự nhưng không bật hơi rồi thêm chữ "h" vào phía sau. Phụ âm bật hơi {{IPA|/tʰ/}} của tiếng Hy Lạp cổ đại (trong tiếng Hy Lạp được ghi bằng chữ "τ") được chuyển tự sang tiếng Latinh thành "th". Tiếng Việt cũng có phụ âm {{IPA|/tʰ/}} nên chữ quốc ngữ đã mượn chữ cái ghép đôi "th" để ghi lại phụ âm {{IPA|/tʰ/}} của tiếng Việt.Người Thủ Dầu Một xưa kia đa số phát âm sai "TH" thành "KH".
*'''x''': Vay mượn từ tiếng Bồ Đào Nha. Trong tiếng Bồ Đào Nha chữ cái "x" khi đứng đầu từ luôn biểu thị phụ âm {{IPA|/ʃ/}}. Chữ quốc ngữ dùng chữ "x" để ghi lại một phụ âm của tiếng Việt trung đại có cách phát âm gần giống với phụ âm {{IPA|/ʃ/}} là {{IPA|/ɕ/}}. Phụ âm {{IPA|/ɕ/}} không còn tồn tại trong tiếng Việt hiện đại, nó đã biến đổi thành phụ âm {{IPA|/s/}}.
 
== Lịch sử ==
{{xem thêm|Chữ viết tiếng Việt}}
[[Tập tin:L-2360-a 0008 1 t24-C-R0072.jpg|nhỏ|phải|Tự điển in năm [[1651]] bằng ba thứ tiếng Việt-Bồ-La của giáo sĩ [[Alexandre de Rhodes]]]]
===Hình thành===
Chữ Quốc ngữ được hình thành bởi các tu sĩ [[Dòng Tên]] trong quá trình truyền đạo Công giáo tại Việt Nam đầu thế kỷ 17 dưới quy chế [[Padroado|bảo trợ]] của [[Bồ Đào Nha]].<ref name="Jacques 2004" /> [[Francisco de Pina]] là nhà truyền giáo đầu tiên thông thạo tiếng Việt, ông đã bắt đầu xây dựng phương pháp ghi âm tiếng Việt bằng chữ cái Latinh.<ref name="Jacques 2002" /> Giáo sĩ [[Alexandre de Rhodes]] là người có công hệ thống hóa và định chế hóa chữ quốc ngữ qua cuốn [[từ điển]] ''[[Từ điển Việt–Bồ–La|Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum]]'' in năm [[1651]] tại Roma.<ref>{{chú thích sách |author1=Hoàng Xuân Việt|title=Tìm hiểu lịch sử chữ Quốc ngữ |date=2006|publisher=Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin|location=Thành phố Hồ Chí Minh|page=165–167}}</ref> Ông cho biết mình đã biên soạn cuốn từ điển này dựa trên hai từ điển (nay đã thất truyền) của [[Gaspar do Amaral]] và [[Antonio Barbosa]]. Các nhà truyền giáo khác đóng góp trong lịch sử sơ khởi của chữ Quốc ngữ có thể kể đến [[Francesco Buzomi]],<ref>{{chú thích hội nghị |url= http://svhttdl.binhdinh.gov.vn/files/HoithaoQuocngu119_219.doc |title= Chữ Quốc ngữ với môi trường Bình Định |author= Petrus Paulus Thống|date= 13 tháng 1 năm 2016 |publisher= |book-title= |pages= 211–218 |location= Quy Nhơn |conference= Hội thảo Khoa học "Bình Định với chữ Quốc ngữ" |id= }}</ref> [[Christoforo Borri]], [[Girolamo Maiorica]], và [[Antonio de Fontes]].
 
Theo soạn giả Alexandre de Rhodes, ông mượn [[dấu sắc]], [[dấu huyền|huyền]], [[dấu ngã|ngã]] từ tiếng Cổ Hy Lạp mà vẫn không đủ nên phải thêm ''iota subscriptum'' ([[dấu nặng]]) và [[dấu hỏi]] để biểu lộ thanh giọng của tiếng Việt.<ref>Hoàng Xuân Việt. ''Bạch thư chữ Quốc ngữ''. San Jose, CA: Hội văn hóa Việt, 2006. tr 185-186</ref> So sánh ký tự thì âm ''nh'', ''ch'' theo tiếng Bồ Đào Nha; ''gi'' theo tiếng Ý; còn ''ph'' theo tiếng Cổ Hy Lạp. [[:en:Apex (diacritic)#Usage in Middle Vietnamese|Dấu lưỡi câu]] <big>◌᷄</big> được dùng để thể hiện phụ âm cuối mũi hóa.
 
Các văn bản thời kỳ này là tài liệu ghi chép quan trọng về cách phát âm của tiếng Việt trung đại. Bên cạnh mục đích thực tiễn là để các nhà truyền giáo học tiếng Việt thuận lợi hơn, chữ Quốc ngữ còn giúp một vài giáo hữu Việt Nam thông qua [[mẫu tự Latinh]] làm quen với [[tiếng Latinh]], ngôn ngữ hoàn vũ của [[Giáo hội Công giáo Rôma|Giáo hội Công giáo]].<ref name= "Do 2004">Đỗ Quang Chính (2004). [https://dongten.net/2013/10/19/giao-hoi-cong-giao-voi-chu-quoc-ngu/ "Giáo hội Công giáo với chữ Quốc ngữ"].</ref>
 
Linh mục [[Giovanni Filippo de Marini]] chép lại biên bản hội nghị năm 1645 về mô thức rửa tội có ghi:<ref>{{chú thích sách |author1=Đỗ Quang Chính|title=Lịch sử chữ Quốc ngữ, 1620–1659|date=1972|publisher=Tủ sách Ra Khơi|location=Sài Gòn|page=68–73}}</ref> "''Tau rữa mầï nhân danh Cha, uà Con, uà Spirito Santo. Taü lấÿ tên Chuá, tốt tên, tốt danh, tốt tiẽng...''"
 
===Chỉnh lý===
[[Tập tin:Gia Dinh Bao.jpg|phải|nhỏ|''[[Gia Định báo]]'', tờ báo tiếng Việt đầu tiên dùng chữ Quốc ngữ, ra mắt năm [[1865]]]]
Cuối thế kỷ 18 tại Đàng Trong diễn ra cuộc chỉnh lý khiến chữ Quốc ngữ hầu như giống với ngày nay.<ref>{{chú thích sách |author1=Hoàng Xuân Việt|title=Tìm hiểu lịch sử chữ Quốc ngữ |date=2006|publisher=Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin|location=Thành phố Hồ Chí Minh|page=273, 324}}</ref> Các giáo hữu Đàng Trong đã biên soạn từ điển chữ Quốc ngữ, dưới sự điều phối của Giám mục [[Bá Đa Lộc|Bá Đa Lộc Bỉ Nhu]] (Pierre Pigneau de Behaine).<ref>{{chú thích web|author1=Phạm Thị Kiều Ly|title=Chữ quốc ngữ thời Hội thừa sai|url=https://www.diendan.org/phe-binh-nghien-cuu/chu-quoc-ngu-thoi-hoi-thua-sai-paris|date=tháng 3 năm 2018}}</ref> Căn cứ vào bản thảo này, giáo sĩ [[Jean-Louis Taberd]] đã biên tập và cho xuất bản năm [[1838]].<ref name="Hannas">Hannas, W. C. ''Asia's orthographic dilemma''. Honolulu, HI: University of Hawaii Press, 1997. tr 84-87</ref>
 
Cuốn tự điển của Bá Đa Lộc được soạn quãng năm 1772–1773 có tên ''Dictionarium Anamatico-Latinum'' mới chỉ là bản viết tay (nay còn giữ ở Văn khố Hội Truyền giáo Paris) chứ chưa được in ra. Trong khi đó tự điển của Taberd mang tên ''[[Nam Việt–Dương Hiệp Tự vị]]'' (tựa [[tiếng Latinh|Latinh]] giống với tựa cuốn của Bá Đa Lộc) được in ở [[Serampore]], Ấn Độ.<ref>Trần Văn Toàn (2005). [http://giaophannhatrang.net/index.php?nv=news&op=Van-hoa/Tu-vi-Taberd-va-di-san-van-hoa-Viet-Nam-6554 "Tự vị Taberd và di sản văn hóa Việt Nam"].</ref> Nó phản ảnh một biến chuyển quan trọng của tiếng Việt trong khoảng thế kỷ XVIII và XIX. So sánh tự điển của Taberd và De Rhodes thì âm "&#xa797;" ([[Tập tin:B with flourish.svg|10px|alt=ȸ|b đuôi]]) biến mất, thay thế bằng âm "v" hoặc "b". Những âm "bl", "ml", "pl", "sl", và "tl" cũng biến mất, thay thế bằng "tr", "nh", "l", "s". Lưu ý một số cách viết chính tả cũ vẫn còn gặp ở các văn bản của [[João de Loureiro]] đương thời tại Đàng Trong<ref>{{chú thích web |author1=Võ Xuân Quế |title=Sách "Thực vật Đàng Trong" và chữ Quốc ngữ thế kỷ XVIII theo cách ghi của João de Loureiro |url=http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/sach-thuc-vat-dang-trong-va-chu-quoc-ngu-the-ky-xviii-theo-cach-ghi-cua-joao-de-loureiro |date=2018}}</ref> và của [[Philipphê Bỉnh]] tại Lisboa vào đầu thế kỷ 19.
 
Cuốn tự điển có phần [[phụ lục]] tựa là "Lời Chúa Tàu và Người Annam vấn đáp cùng nhau" (''Dialogus Inter Unum Navis Praevectum et Unum Cocincinensem''), trong đó có đoạn như sau:<ref>Taberd, Jean Louis. ''Dictionarium Latino-Anamiticum''. Serampore, 1838. tr 78</ref>
<br />&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;''- Ông đi viếng Quan lớn thì được song thói nước nầy chẳng cho phép thăm đờn bà.''
<br />&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;''- Tôi cam lòng chìu theo quốc pháp, tôi chẳng có ý làm đều gì nghịch cùng thói phép đất nầy, có tục ngữ rằng: nhập giang tùy khúc nhập gia tùy tục.''
 
Như vậy, dạng [[chính tả]] của chữ Quốc ngữ ở lần chỉnh lý này với cách viết không khác mấy thời nay là bước chuẩn hóa chính cuối cùng, các phương án sửa đổi chính tả sau này đều không phổ biến được. Trong hơn 200 năm, [[Công giáo tại Việt Nam]] tuy lưu hành chữ Quốc ngữ nhưng vẫn sử dụng chữ Nôm là chủ yếu.<ref name="Ostrowski">{{Chú thích sách|ref=harv|last1=Ostrowski|first1=Brian Eugene|editor1-last=Wilcox|editor1-first=Wynn|title=Vietnam and the West: New Approaches|date=2010|publisher=SEAP Publications, Đại học Cornell|location=Ithaca, New York|isbn=9780877277828|page=23, 38|url=|chapter=The Rise of Christian Nôm Literature in Seventeenth-Century Vietnam: Fusing European Content and Local Expression}}</ref>
 
===Địa vị chính thức===
[[Tập tin:1938 Vietnamese Birth Certificate in Nôm.jpg|nhỏ|phải|Đơn khai sinh năm [[1938]] ở [[Bắc Kỳ]] có bốn dạng chữ: chữ Quốc ngữ lẫn [[chữ Nôm]] cùng dấu triện bằng [[tiếng Pháp]] và vài [[chữ Hán]]]]
Do sự thống trị của [[Hán học]] ở Việt Nam, chữ Quốc ngữ trên chặng đường hơn 300 năm hình thành và phát triển chưa đủ phổ biến để coi là văn tự chính thức. Cho tới khi người Pháp xâm lăng, chiếm [[Nam Kỳ]] vào cuối [[thế kỷ XIX]], thì tên gọi và vị trí của nó mới được xác lập. Ngày [[22 tháng 2]] năm [[1869]] Phó Đề đốc Marie Gustave Hector Ohier ký nghị định '''bắt buộc dùng chữ Quốc ngữ''' '''thay thế [[chữ Hán]]''' trong các công văn ở [[Nam Kỳ]].<ref name="Hoàng Xuân Việt 2006">Hoàng Xuân Việt. ''Bạch thư chữ Quốc ngữ''. San Jose, CA: Hội văn hóa Việt, 2006. tr 374-375</ref>
Nghị định 82 ký ngày 6 Tháng 4, 1878 do [[Thống đốc Nam Kỳ]] Lafont ký cũng đề ra cái mốc hẹn trong bốn năm (tức năm 1882) thì phải chuyển hẳn sang chữ Quốc ngữ:<ref name="Lê Ngọc Trụ">Lê Ngọc Trụ. "Chữ Quốc ngữ từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX". ''Tuyển tập Ngôn ngữ văn tự Việt Nam'' Số 1. Dòng Việt, 1993. Tr 30-47</ref>
 
<blockquote>''Kể từ mồng một Tháng Giêng năm 1882 tất cả văn kiện chánh thức, nghị định, quyết định, lịnh, án tòa, chỉ thị... sẽ viết, ký tên và công bố bằng chữ quốc ngữ; nhân viên nào không thể viết thơ từ bằng chữ quốc ngữ sẽ không được bổ nhậm và thăng thưởng trong ngạch phủ, huyện và tổng...''</blockquote>
Ngày 1 Tháng Giêng năm 1879 thì lại có lệnh khẳng định các văn kiện chính thức phải dùng chữ Quốc ngữ. Cũng năm đó chính quyền Pháp đưa chữ Quốc ngữ vào ngành giáo dục, bắt đầu ở các thôn xã Nam Kỳ phải dạy lối chữ này.<ref name="Hoàng Xuân Việt 2006" /> Để khuyến khích việc truyền bá chữ Quốc ngữ, nhà chức trách thuộc địa Nam Kỳ còn ra nghị định ngày 14 Tháng 6 năm 1880 giảm hoặc miễn [[thuế thân]] và miễn [[sưu dịch]] cho thân hào hương lý nếu họ biết viết chữ Quốc ngữ.<ref name="Lê Ngọc Trụ" />
 
[[Gia Định báo|Gia Định Báo]], một tờ báo do Trương Vĩnh Ký làm chủ biên phát hành, là tờ báo đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ, so với ngày nay thì câu văn đã thêm phần mạch lạc, chính tả không mấy khác biệt. Ví dụ như bản thông báo ngày 22 tháng 12 năm [[1888]] sau đây:<ref>Hoàng Xuân Việt. ''Bạch thư chữ Quốc ngữ''. San Jose, CA: Hội văn hóa Việt, 2006. tr 333</ref>
 
<blockquote>''Sở Thuế Chánh Ngạch. Các người thiếu thuế... đặng hay: các sổ phụ trong tháng Octobre 1888 thuế đất, thuế sanh ý, thuế ghe biển, thuế ghe sông, cùng [[thuế thân]] đã lập theo phép để trong tay quan Kho Bạc Sài Gòn và Chợ Lớn hay về việc thâu thuế. Bởi đó sức cho các người ấy phải y theo hạn trong luật dạy mà đóng các món thuế biên trong sổ ấy, bằng không thì phải cứ phép mà bắt buộc...''</blockquote>
 
===Nửa đầu thế kỷ XX===
[[Tập tin:Khaihung.jpg|phải|nhỏ|[[Khái Hưng]] một thành phần cột trụ trong nhóm [[Tự Lực văn đoàn|Tự Lực Văn đoàn]], giúp phát triển văn chương chữ Quốc ngữ vào đầu thế kỷ XX]]
Sang [[thế kỷ XX]] thì chính phủ [[Liên bang Đông Dương|Đông Pháp]] mở rộng chính sách dùng chữ Quốc ngữ, giao cho Nha Học chính giảng dạy ở Bắc Kỳ từ năm 1910.<ref name="Franco-Vietnamese schools">[http://www.harvard-yenching.org/sites/harvard-yenching.org/files/TRAN%20Thi%20Phuong%20Hoa_Franco%20Vietnamese%20schools2.pdf Franco-Vietnamese schools]</ref> [[Thượng thư]] bộ Học là [[Cao Xuân Dục]] có công văn trả lời [[Toàn quyền Đông Dương]] với ý tán đồng "cả nước cùng học chữ Quốc ngữ Latinh, tuyển chọn các vị cử nhân, tú tài, tôn sinh, ấm sinh người bản quốc sung làm giáo sư và thành lập viện dịch chữ Quốc ngữ... Nay vâng mệnh Hoàng đế bản quốc lập ra trường chuyên dạy thứ chữ này chính là muốn thống nhất một lối dùng làm thứ chữ dạy học phổ thông."<ref>Cao Xuân Dục. ''Long Cương văn tập''. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động, 2012. Tr 64</ref> Năm 1915 thì kỳ [[thi Hương]] cuối cùng diễn ra ở [[Bắc Kỳ]] mặc cho sự chống đối của giới sĩ phu. Ở [[Trung Kỳ]] thì đạo dụ của vua [[Khải Định]] ngày [[26 tháng 11]] [[âm lịch]] năm [[Mậu Ngọ]] (tức ngày [[28 tháng 12]] năm [[1918]]) chính thức bãi bỏ [[khoa cử]] và năm [[1919]] là năm cuối mở khoa thi ở Huế.<ref>[http://damau.org/archives/10281 Chương trình giáo dục ở nước ta những thập niên đầu thế kỷ XX và những ông nghè cuối cùng của nền khoa cử phong kiến]</ref> Chữ Quốc ngữ từ đó trở thành phương tiện diễn đạt duy nhất của [[người Việt]] trong khi địa vị [[Chữ Hán]] và [[chữ Nôm]] càng mờ nhạt tuy chưa mất hẳn nhưng lui dần vào quá khứ.
 
Trong khi đó cũng có thành phần theo [[Nho giáo|Nho học]] nhưng hiểu được giá trị của chữ Quốc ngữ và cổ động việc thâu nhận chữ Quốc ngữ như là một cách nâng cao trình độ kiến thức đại chúng, canh tân xã hội, thức tỉnh tinh thần yêu nước và huy động động lực phản kháng của người Việt trước quyền lực của [[đế quốc thực dân Pháp|thực dân Pháp]]. Trong đó có nhóm [[Đông Kinh Nghĩa Thục|Đông Kinh nghĩa thục]]. Việc theo học chữ Quốc ngữ theo đó thì không chỉ là phương tiện đọc và viết mà còn hàm ý vận động chính trị và vận mệnh dân tộc.
 
Chữ Quốc ngữ qua những tác phẩm [[biên khảo]], [[phóng sự]], [[bình luận]], [[du ký]] của những ''[[Nam Phong tạp chí|Nam Phong Tạp chí]]'', ''[[Đông Dương tạp chí|Đông Dương Tạp chí]]'', cùng một loạt [[tiểu thuyết]] và [[thơ mới]] của nhóm [[Tự Lực văn đoàn|Tự lực Văn đoàn]] với tư tưởng mới, phong cách mới cũng và nhiều tác giả khác đã chứng minh chức năng toàn diện của chữ Quốc ngữ làm văn tự của người Việt để rồi sau năm [[1945]] các chính quyền kế thừa đều công nhận lối chữ này.
[[Tập tin:TinhThaiBinh.jpg|thumb|Bản đồ tỉnh [[Thái Bình]] năm 1924 thời [[Pháp thuộc]], với cách viết tên riêng có gạch nối.]]
=== Từ giữa thế kỷ XX ===
Nửa cuối thế kỷ XX diễn ra các chỉnh sửa chữ Quốc ngữ, trong đó có sửa đổi chữ viết liên quan đến các cuộc [[Cải cách giáo dục của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam|cải cách giáo dục của nước CHXHCN Việt Nam]] thực hiện. Do lúc này có hơn 4 triệu [[Việt kiều|người Việt ở nước ngoài]], cùng với những hay dở của cải cách giáo dục trong nước, dẫn đến quan niệm và sử dụng chữ Quốc ngữ có sự khác nhau nhất định, tùy theo từng người được thụ hưởng nền giáo dục nào.
 
# Từ những năm 1950 tại miền Bắc, chữ Quốc ngữ được giản lược bằng cách bỏ dấu gạch nối giữa từ ghép và tên riêng, ví dụ: ''tự-do'' thành ''tự do'', ''Họ-Văn-Tên'' thành ''Họ Văn Tên''.<ref>{{Chú thích web |tiêu đề=Chữ viết tiếng Việt và vấn đề cải cách |url=https://tuoitre.vn/chu-viet-tieng-viet-va-van-de-cai-cach-1411612.htm |tác giả 1=Nguyễn Việt Long |ngày truy cập=2017-12-15 |ngày tháng=2017-12-2 |url lưu trữ=https://web.archive.org/web/20171215045950/https://tuoitre.vn/chu-viet-tieng-viet-va-van-de-cai-cach-1411612.htm |ngày lưu trữ=2017-12-15 |dead-url=no" == DeadURL or "không }}</ref>. Tuy nhiên điều đặc biệt là năm 1973 khi xây dựng [[lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh]] tại Hà Nội, thì lại có yêu cầu có dùng gạch nối trong dòng tên ở mặt chính là ''Hồ-Chí-Minh''.
# Những người không thụ hưởng cải cách giáo dục, gồm [[Việt kiều|những người ở nước ngoài]] hoặc đã học phổ thông trước cải cách giáo dục
# Thế hệ thụ hưởng cải cách giáo dục với tên chữ "a bờ cờ"
# Thế hệ thụ hưởng cải cách giáo dục thứ hai với tên chữ "a bê xê"
 
==Vị thế pháp lý của chữ quốc ngữ==