Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Điểm kỳ dị không–thời gian”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 113.23.11.178 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Akira Ryuji
Thẻ: Lùi tất cả
Thêm
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 5:
Kỳ dị, hoặc là luôn nằm ở tương lai (như kỳ dị lỗ đen), hoặc luôn nằm hoàn toàn trong quá khứ (như kỳ dị Vụ nổ lớn).
 
=== Kỳ dị lỗ đen ===
Kỳ dị lỗ đen được tạo thành khi một [[ngôi sao]] có khối lượng lớn hơn nhiều so với [[giới hạn Chandrasekhar]] kết thúc vòng đời của nó. Ngôi sao này sẽ co lại tới mật độ vô hạn thành một điểm, đó là điểm kỳ dị. Điểm kỳ dị ở lỗ đen được che giấu kín đáo bởi [[chân trời sự kiện]]. Nếu như một vật thể có khối lượng rơi vào [[lỗ đen]], ngay khi chạm gần đến chân trời sự kiện, vật thể đó sẽ bị bóp nát bởi sự chênh lệch về hấp dẫn tại mọi điểm xung quanh lỗ đen. Nếu rơi vào trong lỗ đen, tức là đi qua chân trời sự kiện, vật thể đó sẽ không còn thể tích, mà sẽ chỉ còn khối lượng, cùng với trường hấp dẫn. Bất cứ ai rơi vào chân trời sự kiện thì sẽ sớm tới vùng gần điểm kỳ dị có mật độ vô hạn và chấm dứt thời gian.
 
=== Kỳ dị trần trụi ===
Kỳ dị trần trụi (''Naked singularity'') được hiểu là một điểm kỳ dị của không - thời gian mà không được bao quanh bởi lỗ đen. Kỳ dị trần trụi không bền: chỉ một nhiễu động sóng rất nhỏ cũng có thể khiến nó trở thành lỗ đen và ẩn giấu sau chân trời sự kiện. Tuy nhiên, năng lượng của vật chất đó được giải phóng ra ngoài lỗ đen. Từ đó, ta có thể tái hiện vật chất đó.
 
=== Kỳ dị vụ nổ lớn ===
Nếu như thuyết vụ nổ lớn là đúng đắn thì ắt phải có sự tồn tại của điểm kỳ dị vụ nổ lớn. Đó là điểm bắt đầu mà tại đó, vụ nổ lớn xảy ra. Vì [[vũ trụ giãn nở]] ra xa nhau, nên chắc chắn trong quá khứ, nó phải ở cùng một điểm. Điểm đó có độ cong của không - thời gian là vô hạn. Đó là kỳ dị vụ nổ lớn.
 
=== Kỳ dị vụ co lớn ===
{{xem thêm|Vụ Co Lớn}}
Nếu như vũ trụ phát triển theo [[mô hình 1 Friendman]], nghĩa là tốc độ giãn nở không còn khả năng chống chọi lại lực hấp dẫn của chính vũ trụ, thì vũ trụ sẽ co lại thành một điểm gọi là điểm kỳ dị vụ co lớn. Cần phải nói thêm về [[nguyên lý loại trừ Pauli]]: nguyên lý phát biểu rằng hai hạt không thể cùng một lúc giống nhau về vận tốc và vị trí, nghĩa là 2 hạt có cùng vị trí thì không thể có cùng vận tốc; điều đó sẽ khiến chúng lại tách ra xa nhau. Đây là lý do các ngôi sao kích thước nhỏ không co thành điểm kỳ dị được vì lực loại trừ Pauli ngăn cản chúng co lại.