Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Triết học Trung Quốc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thêm {{pp-vandalism}} (TW)
n Thêm nội dung và kiên kết https://vi.m.wikibooks.org/wiki/Tri%E1%BA%BFt_h%E1%BB%8Dc_Trung_qu%E1%BB%91c
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Nhiệm vụ người mới
Dòng 1:
{{pp-vandalism|expiry=04:02, 4 tháng 9 2020|small=yes}}
{{Underlinked}}
'''Triết học Trung Quốc''' là những tư tưởng [[triết học]] ra đời và phát triển tại [[Trung Quốc]].
 
Theo các nhà sử học, [[Nhà Hạ]] ra đời khoảng 2100 năm trước [[Công Nguyên]]. Đây là nhà nước đầu tiên vào thời kỳ xã hội cổ đại ở Trung Hoa. Người Hạ đã biết chế tạo, sử dụng những công cụ, vũ khí bằng đồng và có dấu hiệu xuất hiện văn tự. Tín ngưỡng thờ linh vật phổ biến ở thời kỳ này.
 
Vào thời [[Nhà Thương]], trình độ sản xuất còn thấp, công cụ sản xuất còn thô sơ (đồ sắt chưa phổ biến). Về văn hoá đã phát minh ra chữ viết, đã quan sát được sự vận hành của [[Mặt Trăng]], các vì sao, tính chu kỳ lên xuống của nước sông, làm ra âm lịch, lịch mùa dựa trên "[[Can Chi|can]]" và "[[Can Chi|chi]]". Về tư tưởng, con người ở thời nhà Thương đã bước vào giai đoạn thờ tổ tiên thay cho tín ngưỡng [[Tô-tem giáo#:~:text=Tô-tem giá|Tô tem]] giáo. Con người đã nhận thức được tính quy luật của một số hiện tượng tự nhiên từ đó sau này sẽ phát triển thành các quan điểm triết học.
 
Khoảng thế kỷ XI trước Công nguyên, [[Chu Vũ vương|Chu Vũ Vương]] – con trai [[Cơ Xương|Chu Văn Vương]] đã diệt [[Trụ Vương|vua Trụ]] nhà Thương, lập nên [[Nhà Chu]], đóng đô ở Thiểm Tây ngày nay, phía tây nước Chu, gọi là Tây Chu, đưa chế độ nô lệ ở Trung Hoa lên đỉnh cao. Nhà Chu thực hiện chế độ quốc hữu về tư liệu sản xuất (ruộng đất) và sức lao động. Về nguyên tắc, ruộng đất và mọi thành viên đều thuộc quyền quản lý của vua nhà Chu. Trong xã hội có sự phân chia thành hai hạng người, đó là quân tử (quý tộc) và tiểu nhân (thường dân). Đã xuất hiện sự phân công lao động và hình thành các giai cấp nhưng chưa triệt để. Về tư tưởng có sự gắn chặt giữa thần quyền và thế quyền.
 
Thời [[Xuân Thu]], mệnh lệnh của Thiên tử nhà Chu không còn được tuân thủ, trật tự lễ nghĩa, kỷ cương xã hội bị đảo lộn, đạo đức suy đồi. Sự tranh giành địa vị xã hội của các thế lực cát cứ đã đẩy xã hội Trung Hoa cổ đại vào tình trạng chiến tranh khốc liệt liên miên. Đây chính là thời kỳ lịch sử mà chế độ [[thị tộc]] nhà Chu tan rã, hình thành xã hội phong kiến; nhà nước quý tộc cha truyền con nối bị thay thế bởi nhà nước [[phong kiến]] với sự nổi lên của kẻ sĩ, lực lượng sản xuất được giải phóng mở đường cho xã hội phát triển. Sự biến chuyển sôi động đó của thời đại làm xuất hiện những tụ điểm, những trung tâm là nơi các kẻ sĩ tụ tập để tranh luận về trật tự xã hội cũ và đề ra những hình mẫu của một xã hội tương lai. Lịch sử gọi thời kỳ này là thời kỳ "[[Bách gia chư tử]]", "Bách gia tranh minh". Chính trong quá trình ấy đã sản sinh các tư tưởng lớn và hình thành nên các trường phái triết học khá hoàn chỉnh.
 
== Thời cổ đại ==