Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Đường – Cao Câu Ly lần thứ nhất”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Bối cảnh: Sửa chính tả/ngữ pháp
Dòng 27:
Năm 642, vương triều Cao Câu Ly lúc này đã trải qua gần 700 năm tồn tại kể từ khi [[Đông Minh Vương|Đông Minh Vương Cao Chu Mông]] đánh bại các thế lực đối địch và thế lực ngoại bang là [[nhà Hán]] để lập quốc.<ref>{{harvp|Yi Ki-baek|1984|page=7}}</ref> Cao Câu Ly đạt đến điểm cực thịnh dưới thời [[Quảng Khai Thổ Thái Vương]], cai trị từ năm 391 đến năm 413, tương ứng với những năm cuối cùng của nhà [[Đông Tấn]] bên Trung Quốc. Dưới thời trị vị của Quảng Khai Thổ, vương triều Cao Câu Ly trở nên hùng mạnh, thôn tính các nước nhỏ yếu lân bang, trở thành một nước hùng mạnh trong khu vực.<ref>{{harvp|Yi Hyŏn-hŭi|Park Sung-soo|Yun Nae-hyŏn|2005|page=201}}</ref><ref>{{harvp|Hall|1988|page=362}}</ref><ref>{{harvp|Embree|1988|page=324}}</ref><ref>{{harvp|Cohen|2000|page=50}}</ref> Sau một thời kỳ cường thịnh, Cao Câu Ly bắt đầu suy yếu vào cuối thể kỷ thứ 5, khi vương quốc rơi vào hàng loạt cuộc tranh chấp nội bộ xung quanh vấn đề kế vị.<ref>{{harvp|Yi Ki-baek|1984|page=38}}</ref>
 
Tình hình trở nên phức tạp tại bán đảo Triều Tiên khi hai nước phía nam là [[Bách Tế]] và [[Tân La]] liên minh với nhau, đánh chiếm khu vực thung lũng [[Sông Hán (Triều Tiên)|sông Hán]].<ref>{{harvp|Yi Ki-baek|1984|page=43–44}}</ref> Mọi chuyện không chỉ dừng lại ở đó, trong phần lớn thời gian diễn ra chiến sự, Bách Tế một mình giao tranh với Cao Câu Ly, chỉ đến khi chiến tranh gần kết thúc thì Tân La với danh nghĩa là viện binh của Bách Tế mới tiến đánh Cao Câu Ly rồi "thừa nước đục thả câu" chiếm hết vùng đất mà Bách Tế nhọc công giành được.<ref name="Miyata57">{{harvp|Miyata|2012|p=57}}</ref> Tức giận, vua Bách Tế quyết định tấn công biên giới Tân La, nhưng do quân đội mỏi mệt vì phải giao chiến với Cao Câu Ly lâu ngày, Bách Tế thua trận và bản thân nhà vua cũng tử trận. Tân La tiếp quản thung lũng sông HànHán, qua đó làm chủ con đường thông ra biển Hoàng Hải, mở đường huyết mạch giao thương trực tiếp với Trung Quốc mà không cần phải thông qua Cao Câu Ly như trước. Chính điều này đã tạo nên những hệ luỵ về sau khi mối quan hệ giữa Tân La và các triều đại Trung Quốc dần được thắt chặt và đến thế kỷ thứ 7 thì trở thành một liên minh, đe dọa Cao Câu Ly từ hai phía.<ref>{{harvp|Seth|2016| page=41}}</ref>
 
Cuối thể kỷ thứ 6, xung đột giữa nhà Tùy và Cao Câu Ly nổ ra. Trong các năm 598,<ref name="White">{{harvp|White|2011|p=78–79}}</ref> 612, 613 và 614, nhà Tùy đã phát động tổng cộng 4 cuộc chiến với Cao Câu Ly, nhưng đều chuốc lấy thất bại.<ref>{{harvp|Yi Ki-baek|1984|page=47}}</ref> Đỉnh điểm là vào năm 612, [[Tùy Dạng Đế]] huy động một đạo quân tới 1.133.800 người, tiến đánh Cao Câu Ly nhưng thua thảm hại tại [[Trận Tát Thủy|bờ sông Tát Thủy]], vùng ngoại vi [[Bình Nhưỡng]]. Những cuộc chiến với Cao Câu Ly đã làm nhà Tùy suy yếu trầm trọng để rồi cuối cùng sụp đổ<ref name="White"/><ref>{{harvp|Bedeski|2007|p=90}}</ref><ref name="Ebrey106">{{harvp|Ebrey|Walthall|Palais|2013|page=106}}</ref> nhưng đồng thời cũng khiến Cao Câu Ly tổn thất nặng nề và ngày càng yếu đi.