Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Đường – Cao Câu Ly lần thứ nhất”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Bối cảnh: Sửa chính tả/ngữ pháp
Dòng 52:
 
== Hậu quả ==
Năm 647, Thái Tông sau khi bình thường hóa quan hệ lại một lần nữa cắt đứt quan hệ với Cao Câu Ly và chuẩn bị 30 vạn quân viễn chinh. Lần này Thái Tông nghe lời khuyên của một số đại thần, lệnh cho [[Ngưu Tiến Đạt]] và [[Lý Thế Tích]] thực hiện chiến dịch quấy nhiễu vùng biên giới phía bắc Cao Câu Ly nhằm làm suy yếu nước này. Thái Tông cũng được khuyên rằng, đối với một cuộc viễn chinh quy mô như vậy, cần phải tích trữ lương thảo trong vòng một năm và cũng cần phải đóng thêm thuyền bè để hỗ trợ công việc vận tải. Bấy giờ có [[Kiến Nam đạo]] (tức [[Tứ Xuyên]], [[Vân Nam]], [[Trùng Khánh]] ngày nay) vốn không bị cuốn vào các cuộc chiến trước đây của nhà Đường và nhà Tùy với Cao Câu Ly, nên một số quan viên kiến nghị đóng tàu ở khu vực này. Thái Tông nghe lời, phái [[Mạnh Vĩ]] đến Kiến Nam đạo trù hoạch việc đóng thuyền, lệnh cho thuyền sau khi được đóng xong sẽ di chuyển dọc theo sông [[Trường Giang]] ra biển [[Hoa Đông]] để đến Lai Châu (phía bắc bán đảo [[Sơn Đông]]). Ngoài ra các địa phương khác như Việt Châu, Vụ Châu cùng Hồng Châu cũng chịu trách nhiệm đóng thêm tàu.<ref>{{chú thích web|title=李世民亲征高句丽,驻跸山击溃敌方15万大军,为何选择撤军?|dịch tựa đề= Lý Thế Dân thân chinh Cao Câu Ly, tại Tất Sơn đánh tan địch quân 15 vạn người, vì sao lựa chọn lui binh? |url=https://m.k.sohu.com/d/472321001?channelId=6&page=4|website=m.k.sohu.com|nhà xuất bản=搜狐新闻|accessdate=2020-10-13|language=zh|date=2020-08-07}}</ref> Tuy nhiên mọi người sớm nhận ra dân Kiến Nam không giỏi việc đóng tàu, nên từ đóng tàu địa phương này chuyển sang cung cấp gỗ cho các nơi khác. Gỗ được vận tải đến Đàm Châu (nay là Trường Sa, Hồ Nam) để đóng tại đó.<ref>{{harvp|Yi Hyŏn-hŭi|Park Sung-soo|Yun Nae-hyŏn|2005|page=222–240}}</ref>
 
Thái Tông qua đời năm 649, không kịp đích thân đông chinh. Ông trước lúc qua đời đã lệnh hủy bỏ chiến dịch. Sau khi [[Đường Cao Tông]] Lý Trị lên ngôi, nhà Đường liên tục phát động chiến tranh với Bách Tế và Cao Câu Ly.<ref>{{harvp|Kim Djun Kil|2014|p=46}}</ref> Năm 660, liên quân Đường – Tân La tiêu diệt Bách Tế.<ref>{{harvp|Seth|2016| page=47}}</ref> Năm 666, [[Uyên Cái Tô Văn]] mất, các con giao chiến lẫn nhau, tranh giành quyền lực khiến quốc lực Cao Câu Ly suy yếu trầm trọng.<ref>{{harvp|Kim Jinwung|2012|p=51}}</ref> Trong khi cuộc xung đột nội bộ vẫn tiếp diễn, con trưởng Uyên Nam Sinh dâng 40 thành gần biên giới quy hàng nhà Đường. Đường Cao Tông liền nhân cơ hội, mượn danh nghĩa cứu Nam Sinh phát động chiến tranh, thực chất là xâm lược Cao Câu Ly.<ref>{{harvp|Paine|2014|p=280}}</ref>