Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quân đội nhà Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 46:
Các vệ sở nằm ngoài khu vực kinh đô (Bắc Kinh, Nam Kinh, Trung Đô Phượng Dương) được đặt dưới sự quản lý của các Đô chỉ huy sứ ty tại các địa phương. Còn lực lượng tại kinh đô nằm dưới sự quản lý của Binh Bộ và Ngũ Quân Đô Đốc Phủ, theo đó Binh bộ nắm quyền quân lệnh nhưng Ngũ Quân Đô Đốc Phủ nắm quyền thống binh, điều này phản ánh cho sự kiềm chế lẫn nhau trong bộ máy quân sự Trung Hoa thời nhà Minh nhằm tránh việc quân đội nắm quá nhiều quyền lực.{{Sfn|Sim|2017|p=234}}
 
Các võ quan được tuyển chọn thông qua các kỳ Võ Cử do triều đình tổ chức, trong đó phần kỹ năng võ học nhấn mạnh vào các khả năng cưỡi ngựa bắn cung, tuy nhiên điều này không đủ để có những võ quan chất lượng. Dù vậy, những kỳ võ cử cũng đã tạo nên không ít tướng lĩnh tài năng như [[Thích Kế Quang]], [[Du Đại Du]], Mã Sĩ Long, Ngô Tương, [[Ngô Tam Quế]].{{Sfn|Lorge|2011|p=167}}
 
Vào hậu kỳ nhà Minh, chế độ Vệ sở thối nát đỉnh điểm, quân đội dựa vào các thế lực thế tập thay vì được luân chuyển theo chế độ của triều đình, và Ngũ Quân Đô Đốc Phủ đã không thể kiểm soát được quân đội tại các tỉnh nữa. Các tổng Đốc quân vụ, thiết lập từ thời [[Minh Hiến Tông|Thành Hóa]] (1465 - 1487) được bổ nhiệm đến các tỉnh nhằm quản lý vấn đề tài chính và quân sự tại các địa phương, dần trở thành những thế lực quân sự tự trị.<ref name="weisuo"/><ref name="liaodong">{{Chú thích sách|title=The Great Enterprise: The Manchu Reconstruction of Imperial Order in Seventeenth-century China|last=FREDERIC WAKEMAN JR.|publisher=University of California Press|year=1985|isbn=978-0-520-04804-1|pages=37-39}}</ref>
 
Các phiên vương được hoàng đế cử đến lãnh địa được phong có quyền thống lĩnh quân đội tại đó. Tại các lãnh địa phiên vương có quyền mộ binh và xây dựng lực lượng thân binh cho riêng mình (đến năm 1395 quyền lực này đã bị hạn chế). Hệ thống phân phong nhằm mục đích tăng cường khả năng chiến đấu của quân đội này từ lâu đã không được các triều đại trước đó sử dụng.<ref>{{Chú thích sách|title=The Cambridge History of China: Volume 7, The Ming Dynasty, 1368-1644|last=Frederick W. Mote|last2=Denis Twitchett|date=ngày 26 tháng 2 năm 1988|publisher=Cambridge University Press|isbn=978-0-521-24332-2|pages=131-133,139,175}}</ref> Các phiên vương cũng tham gia vào các chiến dịch quân sự mà triều đình tổ chức. Yên vương Chu Lệ trấn giữ Bắc Bình đã tạo ấn tượng tốt với Hồng Vũ đế trong các chiến dịch Bắc phạt, thậm chí được phép giữ riêng 1 vạn tù binh Mông Cổ sau khi kết thúc chiến dịch, mà trớ trêu thay những hàng quân Mông Cổ này lại đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch đoạt ngôi báu của ông. Trong một số trường hợp thì các phiên vương cũng được bổ nhiệm vào các chức vụ đang chưa có người thay thế, ví dụ như [[Chu Sảng|Tần vương Chu Sảng]] được cử đi thiết lập các đồn điền và cứ điểm bên ngoài Trường Thành.<ref>{{Chú thích sách|title=The Cambridge History of China: Volume 7, The Ming Dynasty, 1368-1644|last=Frederick W. Mote|last2=Denis Twitchett|date=ngày 26 tháng 2 năm 1988|publisher=Cambridge University Press|isbn=978-0-521-24332-2|pages=161-162,170}}</ref> Các hoàngphiên tửvương luôn được cấpphép chomang mộttheo vệthân sĩ hộ tống (''hu-wei ping'') dưới sự kiểm soát cá nhân của họbinh, trong khi một sĩcác quan dolại được triều đình chỉcử địnhxuống chỉ huyđược sử dụng lực lượng đồn trú hoặc ''shou-chentại ping''chỗ, mà các hoàngphiên tửvương chỉ có quyền trong những trường hợp khẩn cấp do Hoàng đế tuyên bố. Chuỗi lệnh kép này nhằm ngăn chặn một cuộc đảo chính ở thủ đô. Lực lượng đồn trú chỉ có thể được triển khai khi có lệnh mang cả con dấu của Hoàng đế và HoàngThái tử. Các đội quân của ỦyĐô banchỉ Quân vụhuy Khusứ vựcty sau đó được sử dụng để kiểmgiám trasát sứclực mạnhlượng quân sựđội của các hoàngphiên tửvương. Nhiều hoàngphiên tửvương đã tích lũy lực lượng vệquân đội lớnriêng biệtchuyểnsử binhdụng línhquân chính quy sang chỉ huy cá nhânđội của họtriều đình mà không cần ủy quyền, sử dụng họ trong các chiến dịch quân sự.<ref>{{Chú thích sách|title=The Cambridge History of China: Volume 7, The Ming Dynasty, 1368-1644|last=Frederick W. Mote|last2=Denis Twitchett|date=ngày 26 tháng 2 năm 1988|publisher=Cambridge University Press|isbn=978-0-521-24332-2|page=176-177}}</ref> Quyền lực của các phiên vương dần suy giảm bắt đầu từ chính sách triệt phiên của Kiến Văn đế, sau đó được Vĩnh Lạc đế kế tục ngay sau khi chính ông ta lật đổ cháu của mình. Trong những năm Vĩnh Lạc (1402 - 1424), các phiên vương hoặc bị phế bỏ, hoặc bị dời vào trong nội địa; cho đến hậu kỳ nhà Minh đã không còn nhiều phiên vương nắm thực quyền. Quyền thống lĩnh quân sự được Vĩnh Lạc đế giao cho tầng lớp công khanh huân thích, bao gồm những người đi lên từ quân đội và trở thành tầng lớp quý tộc thế tập. Tuy nhiên, quyền thống lĩnh của họ chỉ được thực thi khi triều đình tiến hành các chiến dịch chinh phạt và bình loạn, sau khi kết thúc phải giao trả binh quyền nhằm ngăn chặn việc hình thành quyền lực cá nhân đe dọa đến hoàng đế.<ref>{{Chú thích sách|title=The Cambridge History of China: Volume 7, The Ming Dynasty, 1368-1644|last=Frederick W. Mote|last2=Denis Twitchett|date=ngày 26 tháng 2 năm 1988|publisher=Cambridge University Press|isbn=978-0-521-24332-2|pages=192-193, 206-208, 245}}</ref>
 
== Mộ Binh chế (募兵制) ==
Sự suy tàn của chế độ Vệ sở đã buộc nhà Minh thay đổi chế độ quân sự sang chiêu mộ binh lính, được gọi là mộ binh chế (募兵制). Binh lính được tuyển mộ trên khắp các địa phương nhằm cải thiện khả năng chiến đấu cũng như giảm nhẹ gánh nặng quân sự tại điạ phương.{{Sfn|Swope|2009|p=21}}
 
Những binh sĩ được tuyển mộ thông qua mộ binh chế cho phép củng cố hàng ngũ và gia tăng sức chiến đấu, mở rộng quy mô các đội quân vốn phần lớn từ các quân hộ. Nguồn tuyển mộ vô cùng đa dạng, có thể là lưu dân, học sinh, hoặc tráng đinh trong các quân hộ khác tình nguyện nhập ngũ.<ref>David M. Robinson “Military Labor in China, c. 1500.” ''Fighting for a Living: A Comparative Study of Military Labour 1500-2000'', edited by Erik-Jan Zürcher, (Amsterdam University Press, Amsterdam, 2013), pp. 47.</ref> Quân đội kiểu mới này trở thành một thế lực lớn và thống nhất trên quan hệ ràng buộc khăng khít giữa tướng lĩnh và binh sĩ, và những vấn đề phân biệt đối xử hay chế độ lương bất hợp lý sẽ khiến binh sĩ bất mãn, thậm chí nổi dậy bạo động.<ref>David M. Robinson “Military Labor in China, c. 1500.” ''Fighting for a Living: A Comparative Study of Military Labour 1500-2000'', edited by Erik-Jan Zürcher, (Amsterdam University Press, Amsterdam, 2013), pp. 48.</ref> Sự kiện binh biến Ngô Kiêu (1632-1633) là một ví dụ, việc đốc sư [[Viên Sùng Hoán]] vô cớ buộc tội và giết chết tổng binh Mao Văn Long vào năm 1629 đã khiến binh sĩ dưới quyền Mao bất bình, khiến họ nổi dậy binh biến và đào thoát sang Hậu Kim, trong khi trước đó bản thân Viên Sùng Hoán đã bị hoàng đế Sùng Trinh xử lăng trì vào năm 1630.
 
Do địa vị xã hội của nghề lính không cao, nên những binh sĩ được tuyển mộ phần đông đến từ những tầng lớp thấp kém trong xã hội nhưng trộm cướp hoặc lưu dân. Kỷ luật và năng lực chiến đấu của những binh sĩ này cũng vì thế mà không có sự đồng nhất. Dân quân từ các đoàn luyện đáng tin và dễ sai khiến hơn những tên xuất thân du thủ du thực. Các tướng lĩnh chỉ huy đã hạn chế việc huấn luyện và cải tổ mạnh các cánh quân này do lo sợ nổi loạn, và các tướng lĩnh chiến đấu chủ yếu dùng gia binh thay vì cố gắng kiểm soát và tạo quân uy với những binh sĩ thiếu tin cậy kia.<ref>{{Chú thích sách|title=Soldiers of the Dragon|last=Peers|first=C.J.|publisher=Osprey|isbn=1-84603-098-6|location=New York|pages=199-203}}</ref>