Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thập tự chinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Đã bị lùi lại Xóa nội dung có nguồn mà không có tóm lược sửa đổi Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Đã bị lùi lại Xóa nội dung có nguồn mà không có tóm lược sửa đổi Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 142:
=== Các cuộc thập tự chinh khác ===
Ngoài những cuộc thập tự chinh tới miền [[Đất Thánh]], một số hoạt động quân sự khác trong giai đoạn này cũng được gọi là Thập tự chinh như: chiến dịch quân sự chống lại giáo phái Albi ở vùng [[Languedoc-Roussillon|Languedoc]], [[Pháp]] từ năm [[1209]] đến năm [[1229]]; sự kiện thực hư lẫn lộn xảy ra năm [[1212]] khi hàng loạt trẻ em kéo tới [[Ý]] được gọi là [[Thập tự chinh của trẻ em]]; hay các hoạt động quân sự chống lại người [[Tarta]], những cuộc hành binh đến [[Thụy Điển]], vùng [[Balkan]]... cũng được coi là Thập tự chinh.
 
== Các hiệp sĩ tham gia thập tự chinh ==
 
Ngay sau cuộc [[Cuộc thập tự chinh thứ nhất|Thập tự chinh thứ nhất]], các [[hiệp sĩ]] đã hình thành nên một tầng lớp mới, tầng lớp quân đội-tôn giáo. Những phẩm chất như sự cống hiến, kỷ luật và kinh nghiệm tu hành của họ được kết hợp vào mục đích quân sự của các cuộc thập tự chinh. Tầng lớp này cung cấp các đội bảo vệ vũ trang cho những đoàn hành hương về Đất Thánh, bảo vệ dân cư và trở nên rất cần thiết cho các vương triều [[phương Tây]] cũng như đóng vai trò quan trọng trong xã hội [[châu Âu]] thời kỳ đó.
* ''[[Hiệp sĩ dòng Đền]]'' (hay ''Hiệp sĩ Đền thờ''; [[Tiếng Pháp]]: Ordre du Temple) do các hiệp sĩ [[Pháp]] thành lập đầu thế kỷ XII. Họ sống chung với nhau trong các khu nhà hoặc cộng đồng riêng và tôn chỉ là 3 lời thề tu sỹ: nghèo khó, thanh khiết và phục tùng. Họ tự ý thức trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ [[Công quốc Jerusalem]], đảm bảo sự an toàn cho các tuyến đường nối [[tây Âu]] với các ''Công quốc Thập tự quân''. Các ''Hiệp sĩ Đền thờ'' cũng đảm nhận việc vận chuyển, bảo vệ tiền bạc rất cần thiết cho những cuộc thập tự chinh diễn ra liên tục và do vậy ''trở thành thể chế ngân hàng quan trọng nhất của thời đại''<ref>Mortimer Chambers,...; Tr. 321.</ref>. Năm [[1321]], các hoạt động của ''Hiệp sĩ Đền thờ'' bị [[Giáo hoàng]] ra lệnh cấm.
* ''[[Hiệp sĩ Cứu tế|Hiệp sĩ Cứu tế Thánh Gioan]]'' hay gọi ngắn gọn là ''Hiệp sĩ Cứu tế'' ([[Tiếng Anh|Anh ngữ]]:Knights Hospitaller): do các hiệp sĩ ở [[Jerusalem]] thành lập vào khoảng năm [[1103]]. Tuy quân số không đông bằng ''Hiệp sĩ Đền thờ'' nhưng họ đã giữ vai trò quan trọng trong công cuộc bảo vệ Công quốc Jerusalem trong suốt thời gian xảy ra những cuộc Thập tự chinh. Năm [[1291]], sau khi thành [[Acre (Israel)|Acre]] thất thủ, tổng hành dinh của ''Hiệp sĩ Cứu tế'' dời đến [[Cộng hòa Síp]] rồi sau đó đến đảo [[Rhodes]] và cuối cùng là đảo [[Malta]]. Cùng với các hiệp sĩ ở [[Malta]], họ cai trị hòn đảo này cho đến năm [[1798]] khi [[Napoléon Bonaparte]] chiếm [[Malta]] trên con đường chinh phục [[Ai Cập]]. Các hiệp sĩ trở thành ''Giai cấp tối cao'' (sovereign order) ở [[Malta]] và còn tồn tại đến ngày nay như một nhóm chuyên làm các công việc bác ái.
* ''[[Hiệp sĩ Teuton|Hiệp sĩ Giéc-man]]'' (tiếng Đức: Deutscher Orden): được thành lập vào khoảng năm [[1190]] ở [[Acre, Israel|Acre]] để bảo vệ các đoàn hành hương người [[Đức]] đến [[Palestine]]. Tổng hành dinh của họ sau được dời đến [[Venezia]], rồi [[Transynvania]]<ref>Transynvania: một vùng đất trong lịch sử bao gồm lãnh thổ miền Trung Tây Romania ngày nay.</ref> năm [[1211]] và cuối cùng là đến [[Phổ]] năm [[1299]]. Các ''Hiệp sĩ Giécman'' đã trở thành đội quân tiên phong của [[Đức]] mở rộng lãnh thổ về phía đông và chiếm được một vùng đất dọc theo [[biển Baltic]]. Năm [[1525]], trong phong trào cải cách tôn giáo ở [[châu Âu]], ''Albert thành Brandenburg'', một đại địa chủ theo học thuyết của [[Martin Luther]] đã nắm quyền kiểm soát ở đây và giải trừ quyền hành của tầng lớp ''Hiệp sĩ Giécman''.
 
== Dấu ấn của Thập tự chinh ==