Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bà-la-môn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 7:
#Vệ-xá (Vaisya) là những hàng thương gia chủ điền, tin mình sinh ra từ bắp vế Phạm Thiên, có nhiệm vụ đảm đương về kinh tế trong nước (mua bán, trồng trọt, thu hoa lợi cho quốc gia).
#Thủ-Đà-La (Sudra) là hàng tiện dân tin mình sinh từ gót chân Phạm Thiên, nên thủ phận và phải phục vụ các giai cấp trên.
#Chiên-Đà-La (Ba-ri-a, (Pariah, Dalit) là giai cấp người cùng khổ, chủ yếu làm các nghề hạ tiện nhất (gánh phân cho các nhà hoặc nghề đồ tể), bị coi như sống ngoài lề xã hội loài người, bị các giai cấp trên đối xử như thú vật, bị coi là thứ ti tiện, vô cùng khổ nhục, tối tăm, không được chạm tay vào người của các giai cấp khác, thậm chí không được giẫm lên cái bóng của những người Bà-la-môn, Sát-đế-lỵ.
 
Trong thời kỳ Phật [[Tất-đạt-đa Cồ-đàm]] còn sống, cấp này là cấp cao nhất trong hệ thống xã hội phân chia tầng lớp ở Ấn Độ và do đó, họ rất kiêu ngạo. Nhiều Bà-la-môn cho rằng chỉ họ mới mang dòng máu "trắng", là dòng máu trong sạch và tất cả các hạng người còn lại chỉ sống để phụng thờ họ. Trong những bài kinh thuộc văn hệ Pali ([[Bộ kinh]]), Phật không hề chống đối giai cấp Bà-la-môn, nhưng Ngài bảo rằng không phải cứ sinh ra trong một gia đình dòng dõi Bà-la-môn là tự nhiên trở thành một Bà-la-môn. Người ta chỉ "trở thành" một Bà-la-môn với những hành động, những ý nghĩ cao thượng và đó chính là những tiêu chuẩn đích thật để đánh giá con người. Bất cứ người nào cũng có thể được gọi là Bà-la-môn nếu họ đạt những hành động và nhân phẩm cao thượng. Đây là một chiến thuật tuyệt vời của Đức Phật khi ngài chuyển ý nghĩa "giai cấp Bà-la-môn" thành "đạo đức Bà-la-môn", tức là một người có đầy đủ đức hạnh thì đáng được tôn trọng, bất kể họ thuộc giai cấp nào trong xã hội thời đó (''[[Tập bộ kinh]]''). Với sự khéo léo này, Đức Phật vừa ngầm lên án sự phi lý, bất công của chế độ phân biệt đẳng cấp của xã hội Ấn Độ cổ, vừa không để những người vẫn tuân theo chế độ phân biệt đẳng cấpBà-la-môn viện cớ tấn công Đạo Phật.
 
Trong tăng đoàn của Đức Phật, mọi tín đồ đều bình đẳng, việc phân chia thứ hạng chỉ dựa trên thành tựu tu hành chứ không phải giai cấp xuất thân của người đó. Đức Phật từng thu nạp nhiều người Chiên-Đà-La vào tăng đoàn, dù điều này khiến nhiều người thời đó dè bỉu. Phật thuyết trong [[Tiểu bộ kinh]] (''Tự thuyết'' I. 5, ''udāna''):
:Ai lìa bất thiện nghiệp
:Đi trên đường thanh tịnh