Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Máy tính bỏ túi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
LeviKKK (thảo luận | đóng góp)
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
LeviKKK (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 1:
 
{{Chép dán|url=https://genk.vn/kham-pha/tim-hieu-ve-chiec-may-tinh-bo-tui-20140427132415342.chn|date=Thắng 7 năm 2020}}
[[Tập tin:Casio-fx115ES-5564.jpg|nhỏ|Máy tính bỏ túi hiện đại với ma trận điểm]]
'''Máy tính bỏ túi''' (đôi khi cũng gọi là '''Máy tính toán học''' hay '''Máy tính''') là thiết bị điện tử rẻ tiền, nhỏ, dễ di động dùng để thực hiện những phép tính toán học cơ bản và phức tạp.
 
==Lịch sử==
Bàn tính cơ học chính là tiền thân của máy tính bỏ túi ngày nay. Công cụ tính toán số học đầu tiên được biết đến là chiếc bàn tính (Abacus) được sử dụng bởi những người Sumer và người Ai Cập vào khoảng 2000 năm trước công nguyên. Sau đó, bàn tính được sử dụng rộng rãi ở các nước Châu Á, châu Phi và nhiều vùng lãnh thổ khác chủ yếu bởi các thương nhân. Cho đến ngày nay, vẫn còn khá nhiều người sử dụng loại bàn tính cơ học của người Trung Quốc, với các hạt được xâu thành chuỗi theo chiều dọc trong một khung gỗ chữ nhật. Đến năm 1964, Công ty Nhật Bản Sharp đã chế tạo được chiếc máy tính đầu tiên có thể tự thực hiện các phép tính toán, mặc dù chiếc máy tính có kích thước gần bằng một chiếc xe ô tô. Năm 1967, Texas Instruments giới thiệu dự án công nghệ “Cal Tech” với chiếc máy tính bỏ túi đầu tiên có kích thước nhỏ gọn, có khả năng thực hiện các phép tính đơn giản như cộng trừ, nhân chia. Sau đó vài năm, Canon đã sử dụng công nghệ này để sản xuất những chiếc máy tính bỏ túi thương mại đầu tiên và bán rộng rãi trên thị trường với giá 400 USD. Tuy nhiên chỉ đến năm 1971, sau khi Intel ra mắt mẫu chip xử lý thương mại đầu tiên là Intel 4004, những chiếc máy tính bỏ túi mới thực sự trở nên hữu dụng với khả năng tính toán tốt hơn, kích thước nhỏ hơn cũng như giá thành hợp lý hơn.