Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cố đô Huế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 37:
Đến khi Vũ Vương [[Nguyễn Phúc Khoát]] lên cầm quyền năm 1738 thì phủ chúa mới trở về lại vị trí Phú Xuân và yên vị từ đó cho đến ngày thất thủ về tay quân họ Trịnh<ref name="ReferenceA"/>.
 
Trong thời kỳ [[nhà Tây Sơn]], Phú Xuân là đất phong của [[Nguyễn Huệ]] khi ông còn là '''Bắc Bình Vương'''. Từ trước khi lên ngôi hoàng đế, [[Quang Trung|Nguyễn Huệ]] đã định dời đô ra Lam Thành, [[lYênYên Trường]] nhưng mà ông cũng đều không thành. Ở năm 1788, Sau khi chính thức lên ngôi Hoàng đế, ông vẫn chọn Phú Xuân là kinh đô của nhà Tây Sơn. Song vì hoàn cảnh [[chiến tranh]], Quang Trung phải lo đối phó cả hai phía bắc ([[nhà Thanh]]) và nam ([[Nguyễn Ánh]]), nên ông có ý định chọn Tỉnh [[Nghệ An]] làm nơi đóng đô vì đây là trung tâm giữa hai đường ra vào, gọi là '''Phượng Hoàng trung đô'''. Tuy nhiên thành mơi đang xây dang dở thì vua Quang Trung qua đời, hành cung chưa kịp đổi tên thành cung điện, vua kế vị là [[Nguyễn Quang Toản]] vẫn tiếp tục ở lại thành Phú Xuân, không xây Phượng Hoàng trung đô nữa.
 
Sau khi Hoàng đế Quang Trung mất, thế lực của nhà Tây Sơn suy yếu trầm trọng, vua Cảnh Thịnh lên ngôi vẫn còn nhỏ tuổi, nhân cơ hội này, năm 1802, [[Gia Long|Nguyễn Phúc Ánh]] lật đổ nhà Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế lập ra [[nhà Nguyễn]] và vẫn chọn Huế làm kinh đô cho triều đại mới vì nhiều lý do: về mặt [[lịch sử]] khi trước đó 9 đời [[chúa Nguyễn]] đã chọn đất Phú Xuân làm kinh đô, về địa thế Huế nằm ở trung tâm lãnh thổ Việt Nam thống nhất khi ấy, cũng như về chính trị khi ông lo ngại dân chúng phía Bắc còn thương tiếc triều Lê<ref name=Son17>Trần Đức Anh Sơn, Tr. 17</ref><ref name=Son18>Trần Đức Anh Sơn, Tr. 18</ref>. Khi chọn Huế làm kinh đô, vua [[Gia Long]] đã cho xây dựng dạng kinh đô có tính phòng thủ: xây dựng một loạt tường thành, cung điện, công sở, đồn lũy ở bờ bắc sông Hương như [[Kinh thành Huế|Kinh Thành]] cùng với các phòng, bộ nha viện trong kinh thành, các công trình phòng thủ quân sự dọc bờ nước sông Hương, sông Hộ Thành và cửa biển Thuận An. Các công trình trên được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống của Huế, kết hợp với kiểu mẫu bố trí từ [[Trung Quốc]] và kỹ thuật quân sự, xây tường thành theo lối [[Vauban]] từ các nước phương Tây đồng thời tuân thủ theo nguyên tắc địa lý phong thủy phương Đông<ref name=Son19/><ref name=Son20>Trần Đức Anh Sơn, Tr. 20</ref>. Việc xây dựng này kéo dài suốt từ triều [[Gia Long]] tới triều vua [[Minh Mạng]]<ref name=Son19>Trần Đức Anh Sơn, Tr. 19</ref>. Việc xây dựng này kéo dài suốt từ [[1802]] tới tận [[1917]] với một loạt các công trình phục vụ cho công việc triều đình, sinh hoạt, tín ngưỡng giải trí của vua quan như: [[Lục Bộ Đường]], [[Nội Các]], [[Thái Y Viện]], [[Đô Sát Viện]], [[Khâm Thiên Giám]], [[Thái Miếu]], [[Hưng Miếu]], [[điện Phụng Tiên]]... Ngoài kinh thành còn có các công trình phục vụ [[giáo dục]] như [[Văn miếu Huế|Văn Miếu]], [[Võ miếu Huế|Võ Miếu]], [[Quốc Tử Giám (Huế)|Quốc Tử Giám]], [[Trường Thi]]...; ngoại giao như [[Tòa Thương Bạc|Thượng Bạc Viện]] và giải trí như [[Hổ Quyền]]. Cũng trong khoảng thời gian này, Huế đã tự hình thành cho mình một phong cách xây dựng lăng tẩm riêng theo phong cách triết học có sự chi phối của phong thủy địa lý, kết hợp phong cách nhà vườn Huế với phong cách cung đình Huế như ở các khu lăng tẩm tiêu biểu của vua [[Gia Long]], [[Minh Mạng]], [[Thiệu Trị]], [[Tự Đức]], [[Dục Đức]] và [[Đồng Khánh]]. Ngoài các công trình trên, giai đoạn này cũng là giai đoạn nhiều chùa quán, đền miếu được xây dựng trùng tu với bốn ngôi ''quốc tự'' [[Chùa Thiên Mụ|Thiên Mụ]], Giác Hoàng, [[Chùa Diệu Đế|Diệu Đế]], Thánh Duyên và ''quốc quán'' [[Quy Sơn Linh Hựu|Linh Hựu]] cùng với nhiều chùa chiến đền miếu nhỏ khác. Việc này đã hình thành ''thiền kinh'' của [[Phật giáo Việt Nam]] thế kỷ thứ 19 <ref name=Son21>Trần Đức Anh Sơn, Tr. 21</ref>. Cũng với sự có mặt của hoàng gia, giai đoạn này hàng loạt các công trình phủ đệ được xây dựng mà lúc đỉnh cao có đến 85 phủ <ref name=Son21/><ref name=Son22>Trần Đức Anh Sơn, Tr. 22</ref>.