Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quân hàm Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 8:
 
Sau khi [[Nhật Bản đầu hàng]], [[Nội chiến Trung Quốc]] lại bùng nổ. Lực lượng Hồng quân dần sử dụng danh xưng mới Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, nhưng vẫn giữ lại truyền thống không sử dụng quân hàm. Đến [[Chiến tranh Triều Tiên]], những bất cập do việc không áp dụng chế độ quân hàm, gây ảnh hưởng lớn đến chỉ huy tác chiến, dần lộ rõ. Sau khi chiến tranh kết thúc, chế độ quân hàm đã được đề xuất áp dụng.
[[File:1955授衔10.jpg|thumb|trái|300px|[[Tổng lý Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa|Thủ tướng]] [[Chu Ân Lai]] trao quyết định phong cấp cho các tướng lĩnh.]]
 
Ngày 27 tháng 9 năm 1955, đại lễ trao quân hàm và huân chương của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc được tổ chức tại [[Hoài Nhân Đường]] [[Trung Nam Hải]]. Chủ tịch [[Mao Trạch Đông]] đã trao các quân hàm cho bảy [[Nguyên soái Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa|nguyên soái]] ở [[Bắc Kinh]], cũng như các huân chương cao cấp cho các nguyên soái và [[tướng lĩnh]]. Cùng ngày, [[Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa]] tổ chức lễ phong quân hàm cấp tướng tại khán phòng Bộ Ngoại giao Trung Nam Hải, Theo đó có 10 [[Đại tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc|đại tướng]], 55 [[Thượng tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc|thượng tướng]], 175 [[trung tướng]] và 798 [[thiếu tướng]] được thụ phong quân hàm. Trong số các tướng lĩnh thụ phong, có thiếu tướng [[Nguyễn Sơn|Hồng Thủy]] là người Việt Nam và là người nước ngoài duy nhất.