Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bệnh ngủ trên vật nuôi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Bệnh ngủ trên vật nuôi
 
Dòng 1:
'''Bệnh ngủ trên vật nuôi''' (''Animal trypanosomiasis'') còn được gọi là '''bệnh Nagana''' hoặc '''bệnh ngủ''' là một bệnh trên động vật có xương sống là [[vật nuôi]], thường là [[gia súc]]. Bệnh do tác nhân [[Trypanosomatrùng mũi khoan]] của một số loài trong chi Trypanosoma như [[Trypanosoma brucei]] gây ra và được truyền đi bởi [[vật trung gian truyền bệnh]] là [[ruồi Tsetse]] là những con ruồi hay sống cạnh những bờ sông suối, có bóng mát. Tác nhân [[Trypanosoma vivax]] gây ra bệnh Nagana chủ yếu ở [[Tây Phi]], mặc dù nó đã lây lan sang tận [[Nam Mỹ]]. Các tác nhân Trypanosomes nhiễm vào máu của [[vật chủ]] là [[động vật có xương sống]], gây [[sốt]], [[suy nhược cơ thể]] và [[hôn mê]], dẫn đến [[giảm cân]] và [[thiếu máu]], ở một số động vật, bệnh gây [[tử vong]] trừ khi được điều trị. Một đặc điểm thú vị là khả năng chống chịu đáng kể đối với bệnh lý Nagana được thể hiện ở một số giống [[gia súc]], đặc biệt là ở [[bò N'Dama]]-một giống bò thuộc nhóm [[Bos taurus]] [[Tây Phi]]. Điều này trái ngược với tính nhạy cảm của những con bò thuộc nhóm [[bò u]] ([[Bos indicus]]) ở [[Đông Phi]].
 
==Cơ chế==
Trypanosoma kí sinh ở máu và mô của động vật có xương sống và người. Chúng cũng có thể kí sinh ở [[bộ máy tiêu hoá]] của động vật không xương sống ([[côn trùng hút máu]]), chưa xác định rõ vai trò của động vật có vú (nuôi) và [[thú hoang dại]] nên chú ý phát hiện [[trùng roi]] ở một số [[động vật nuôi]]. Đối với T. rhodesiense nguồn bệnh chính là động vật hoang dại và [[mèo nhà]]. Nhiễm Tb rhodesiense chủ yếu là bệnh của [[Thú săn|động vật săn được]]. Tất cả các giai đoạn kí sinh ở động vật có xương sống và không xương sống, kí sinh trùng đều có roi. Trùng roi thân dài, thon hai đầu. Kích thước dài: 14 - 33 µm, ngang 1,5 - 3,5 µm. Từ thể gốc roi ở phía đuôi đi ra một màng sóng theo dọc thân đến đầu, tận cùng là roi tự do ở ngoài thân.