Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đua lợn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 12:
Ngoài Công viên du lịch Yang Bay tổ chức đua heo, Việt Nam còn có 2 nơi tổ chức đua heo là sân đua ở [[Long Bình]] ([[Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh]]) và Làng du lịch sinh thái [[Củ Chi]]. Tuy không chuyên nghiệp như một số nơi trên thế giới nhưng thực sự trò chơi này cũng khá hấp dẫn bởi sự mới lạ, ngộ nghĩnh. Tại Vườn Hồng (thôn Muồng Châu, [[Vân Hòa, Ba Vì|xã Vân Hòa, huyện Ba Vì]], [[Hà Nội]]) còn có màn đua lợn vui nhộn với 5 đường đua để những chú lợn con thi thố. Rất nhiều chú lợn sau khi về gần tới đích, thấy khán giả cổ vũ nhiệt tình quá lại sợ, quay đầu lại vạch xuất phát, nằm lì không chịu thi đấu, màn đua lợn được rất nhiều địa phương tổ chức, những chú lợn được mang ra đua cũng vì thế mà bớt ì ạch.
 
Trường đua ở Công viên du lịch Yang Bay (xã [[Khánh Phú, Khánh Vĩnh|Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh]], [[Khánh Hòa]], được biết đến với giống [[lợn Phú Khánh]]) thì trường đua có 2 đội đua gồm 12 con. Chúng được nuôi và chăm sóc đặc biệt. Khi còn nhỏ, chúng được cho ăn đầy đủ để mau lớn. Đến lúc được 10kg, sẽ cho ăn theo đúng chế độ để không mập quá và đưa vào tập luyện. Việc tập luyện cũng không khó khăn lắm, chỉ cần tận dụng tính phàm ăn của chúng để huấn luyện cho chúng chạy. Tuy nhiên, nhờ thừa hưởng sức khỏe và độ dẻo dai của heo rừng, nên đội heo đua có thể làm một số động tác khá đặc biệt như vượt rào chắn, nhảy qua vòng sắt.
[[Tập tin:Đua heo ở mỹ khánh.jpg|300px|nhỏ|trái|Đua heo ở Mỹ Khánh, những con lợn lang này thuộc giống [[lợn Ba Xuyên]]]]
Trường đua của trò đua này được chia làm 7 làn đường với chiều dài khoảng 30 m và được đánh số thứ tự từ 1 đến 7. chung quanh công việc chuẩn bị cho cuộc đua rất sôi động. Các chú vẫn ủn ỉn đùa giỡn, thậm chí có chú vẫn điềm nhiên nằm ngủ. Nơi gọi là trường đua là một gian nhà được lợp tranh mát mẻ. Ở giữa là một đường đua, bề ngang chừng 3m, dài khoảng 30m. Đường đua nối liền với khu chuồng được chia làm 6 làn chạy có đánh số. Mỗi đường chạy chỉ khoảng 3 tấc, vừa đủ cho 1 chú heo, điểm xuất phát là 6 lồng nhỏ nối liền với 6 đường chạy.
 
Dòng 23:
 
Ngoài việc chăm sóc, chủ nhân đưa lợn đi đua cũng dành thời gian làm quen có khi mất hơn 5 ngày mới có thể vuốt ve lợn, và lợn quen người sẽ đỡ hoảng sợ khi chạy, sau đó, lợn được chuyển lên các [[xe ba gác]] chở đến [[sân vận động]] xã. Từng con lợn được đưa vào khung xuất phát. Ban tổ chức cũng kiểm tra kỹ lưỡng về cân nặng, chủng loại, không chấp nhận [[lợn rừng]] vì loài này khỏe, chạy nhanh sẽ không đảm bảo công bằng. Sau hiệu lệnh, các chú lợn tranh đua trên đoạn đường 30 m, được rào lại bằng các mảnh đăng lưới. Người dân tiến sát đường đua, phấn khích ngắm những chú lợn được trang trí bắt mắt. Những chú lợn thi nhau chạy về đích trong tiếng reo hò của đội nhà. Ở vòng thi chung kết (lợn thắng từ ba vòng loại), lợn chỉ mất khoảng 10 giây để hoàn thành quãng đường.
 
==Tham khảo==
* [https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/clip-nong/cuoi-vo-bung-voi-man-dua-lon-co-1-0-2-tai-ba-vi-508159.html Cười 'vỡ bụng' với màn đua lợn có 1-0-2 tại Ba Vì]