Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tư tưởng Hồ Chí Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
bỏ liên kết những cụm từ đã được liên kết
Dòng 4:
'''Tư tưởng Hồ Chí Minh''' là một hệ thống quan điểm và [[tư tưởng]] của [[Hồ Chí Minh]] trong sự nghiệp cách mạng của ông được [[Đảng Cộng sản Việt Nam]] tổng kết, hệ thống hóa. Hệ thống tư tưởng này bao gồm những quan điểm về những vấn đề cơ bản của [[cách mạng Việt Nam]],<ref name="tthcm">Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản chính trị quốc gia. 2009, trang 10</ref> từ [[cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân]] đến cách mạng [[xã hội chủ nghĩa]]; vận dụng và phát triển [[Chủ nghĩa Mác-Lênin]] vào điều kiện cụ thể của [[Việt Nam]].<ref>Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản chính trị quốc gia. 2009, trang 14</ref>
 
Các nội dung trong tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển gắn với các thời kì hoạt động của [[Hồ Chí Minh]] trong phong trào cách mạng [[Việt Nam]] và quốc tế<ref>[http://www.haugiang.gov.vn/Portal/DATA/sites/10/chuyende/HOCTAPGUONGDAODUCHOCHIMINH/PHAN3/TUTUONGHOCHIMINH.HTML Tư tưởng Hồ Chí Minh, Thư viện tỉnh Hậu Giang]</ref> vào đầu và giữa thế kỷ 20. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh nhận định Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết tinh của [[văn hóa Việt Nam|văn hóa dân tộc Việt Nam]], tư tưởng [[cách mạng Pháp]], tư tưởng tự do của [[Hoa Kỳ]], lý tưởng [[cộng sản]] [[Chủ nghĩa Mác-Lênin|Mác-Lênin]], tư tưởng [[văn hóa phương Đông]], [[văn hóa phương Tây]] và phẩm chất cá nhân của [[Hồ Chí Minh]].<ref name="tthcm1">Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Tái bản lần thứ hai, 2006, trang 12, 13, 14</ref>
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh đã được xác định là một hệ tư tưởng chính thống của [[Đảng Cộng sản Việt Nam]] bên cạnh [[chủ nghĩa Mác-Lênin]], được chính thức đưa ra từ Đại hội VII của Đảng. [[Đảng Cộng sản Việt Nam]], [[Nhà nước Việt Nam]] cùng các quan điểm chính thống ở Việt Nam hiện nay đều thống nhất đánh giá Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là cách vận dụng sáng tạo [[Chủ nghĩa Mác-Lênin]] trong điều kiện cụ thể của [[Việt Nam]] và coi tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của [[Đảng Cộng sản Việt Nam]] và của [[dân tộc Việt Nam]].<ref>Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 7. Nhà xuất bản Sự thật. Hà Nội. 1991, trang 127</ref> Đảng Cộng sản Việt Nam xác định lấy ''[[Chủ nghĩa Mác-Lênin]] và tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho mọi hành động và thắng lợi của cách mạng Việt Nam''.<ref>[http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30106&cn_id=443473 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua ngày 19 tháng 01 năm 2011]</ref><ref>[http://www.vinhphuc.gov.vn/ct/cms/hochiminh/Lists/NghienCuuTraoDoi/View_Detail.aspx?ItemID=8 Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho mọi hành động và thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Trần Viết Dương, Trường Chính trị tỉnh Vĩnh Phúc]</ref> Đảng Cộng sản Việt Nam luôn tăng cường tuyên truyền thúc đẩy việc học tập và làm theo Tư tưởng Hồ Chí Minh ở tất cả các tầng lớp trong xã hội.
 
Phần lớn các giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh không phân tích các quan điểm của ông theo các thời kỳ lịch sử, không phân tích cụ thể các tác phẩm của ông theo chiều thời gian. Điển hình như năm 1930 khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, ông cho rằng đấu tranh giải phóng dân tộc đi kèm đấu tranh giải phóng giai cấp. Khi thành lập [[Việt Minh]] thì gác lại chủ trương [[đấu tranh giai cấp]] mà thực hiện đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ và đoàn kết toàn dân [[chống phát xít]] theo đường lối [[Quốc tế Cộng sản]] (chủ trương này khá trùng lặp với đường lối của [[Nguyễn Văn Cừ]] khi làm Tổng bí thư). Đến giai đoạn năm 1945, khi cần tranh thủ sự ủng hộ của [[Đồng Minh]] cho nền độc lập của Việt Nam, ông tuyên bố "''giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương''" và tán dương nền dân chủ.
Dòng 12:
Tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ chính thức đưa vào Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1991, sau khi công cuộc Đổi mới phát động, chấp thuận phân hóa giai cấp, nhiều lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin không có tính khả thi trong cơ chế thị trường phải gác lại như đạo đức xã hội chủ nghĩa, xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, làm theo năng lực hưởng theo lao động trên toàn xã hội.v.v. ([[chủ nghĩa cộng sản]] đặt ra mục tiêu cuối cùng là xóa bỏ giai cấp, bóc lột, xóa bỏ giàu - nghèo, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu, công hữu trên nền tảng dân chủ, xóa bỏ giáo điều tôn giáo được xem là mị dân, xóa bỏ nhà nước đi đến dân chủ trực tiếp và bình đẳng, xóa bỏ các đường biên giới quốc gia, đưa các dân tộc đến cùng một lợi ích, xóa bỏ bất bình đẳng giữa các dân tộc trên phạm vi thế giới...). Các giáo trình của Việt Nam thường khai thác tư tưởng Hồ Chí Minh theo chiều hướng trên.
 
Việc đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam, có những quan điểm cho rằng tư tưởng Hồ Chí Minh là "đối lập" với chủ nghĩa Mác - Lênin, là theo chủ nghĩa dân tộc, "đồng nhất 'chủ nghĩa dân tộc' trong tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa dân tộc sô-vanh nước lớn, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, mang bản chất của giai cấp tư sản", hay "Hồ Chí Minh chỉ lấy Chủ nghĩa Mác -Lênin làm phương tiện". Tuy nhiên các quan điểm nhà nước Việt Nam vẫn khẳng định Hồ Chí Minh đi theo chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh thực chất là chủ nghĩa dân tộc vô sản, phát triển thành chủ nghĩa quốc tế. Theo quan điểm Mác- xít Chủ nghĩa dân tộc xa lạ với bản chất của giai cấp vô sản là giai cấp đại diện cho chủ nghĩa quốc tế. Theo Hồ Chí Minh, "Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản".<ref>[http://www.xaydungdang.org.vn/Home/Lyluan-Thuctien-Kinhnghiem/2011/3762/Tu-chu-nghia-yeu-nuoc-den-chu-nghia-cong-san-cua-Nguyen.aspx Từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh]</ref>. Về bản chất, chủ nghĩa dân tộc là thù địch với chủ nghĩa xã hội (CNXH), với thế giới quan Marxist-Leninist, nó mâu thuẫn với quá trình khách quan của sự phát triển và sự xích lại gần nhau của các dân tộc xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trả lời quả quyết và phủ nhận quan điểm cho rằng mình theo chủ nghĩa dân tộc: ''Nói rằng lúc còn thanh niên, tôi theo chủ nghĩa dân tộc, có lẽ không đúng. Vì hồi đó tôi chỉ biết thương đồng bào tôi, chứ chưa biết chủ nghĩa gì cả. Khi đi sang châu Phi, tôi thấy nhân dân thuộc địa ở đây cũng cực khổ, cũng bị áp bức, bóc lột như nhân dân Đông Dương. Khi sang các nước châu Âu, tôi thấy ở đó cũng có một số người rất giàu, “ngồi mát ăn bát vàng”, và lớp người nhân dân lao động rất nghèo khổ. Tôi suy nghĩ nhiều lắm. Trong lúc đó thì Cách mạng Tháng Mười vĩ đại thành công ở Nga. Lênin tổ chức Quốc tế Cộng sản. Rồi Lênin phát biểu Luận cương cách mạng thuộc địa. Những việc đó làm cho tôi thấy rằng: Nhân dân lao động Đông Dương, nhân dân các thuộc địa và nhân dân lao động muốn tự giải phóng thì phải đoàn kết lại và làm cách mạng. Vì vậy, tôi trở nên người theo Chủ nghĩa Mác-Lênin, chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ''".<ref>[http://baobacgiang.com.vn/bg/chinh-tri/phong-chong-dien-bien-hoa-binh/333489/ho-chi-minh-nguoi-theo-chu-nghia-dan-toc-hay-chien-si-cong-san-.html Hồ Chí Minh: Người theo chủ nghĩa dân tộc hay chiến sĩ cộng sản?]</ref><ref>[http://baolaocai.vn/chinh-tri/bai-2-ho-chi-minh-co-phai-la-nguoi-theo-chu-nghia-dan-toc-z1n20200104083634865.htm Bài 2: Hồ Chí Minh có phải là người theo chủ nghĩa dân tộc?]</ref>. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội chính là luận điểm trung tâm, nội dung cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh chủ trương sách lược chống đế quốc "''Phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sản... Khi chủ nghĩa dân tộc của họ thắng lợi... nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành chủ nghĩa quốc tế''".<ref>[http://hocvienchinhtribqp.edu.vn/index.php/dau-tranh-tren-linh-vuc-tu-tuong-van-hoa-bao-ve-va-phat-trien-chu-nghia-mac-lenin-tu-tuong-ho-chi-minh-quan-diem-duong-loi-cua-dang/thuc-chat-chu-nghia-dan-toc-ho-chi-minh-la-gi.html Thực chất chủ nghĩa dân tộc Hồ Chí Minh là gì Sự thật lịch sử bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội]</ref>. Nói về giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới”, "''chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người, và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc''".<ref>[http://tuyengiaoangiang.vn/index.php/lam-theo-guong-bac/3204-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-giai-phong-dan-toc-giai-phong-giai-cap-giai-phong-con-nguoi Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người]</ref>.
 
== Nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh ==
Dòng 25:
Các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hóa giai cấp-xã hội sâu sắc. Tạo tiền đề bên trong cho phong trào đấu tranh giải phóng đân tộc đầu thế kỷ XX. Xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn. Có thể kể ra các mâu thuẫn chính sau:<ref>[http://www.husc.edu.vn/khoallct/articles.php?article_id=649 Tư tưởng Triết học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, Vũ Minh Tâm, Tạp chí Triết học.]</ref><ref>[http://btn.tdt.edu.vn/bai-2-dang-cong-san-viet-nam-nguoi-to-chuc-lanh-dao-va-la-nhan-to-quyet-dinh-thang-loi-cua-cach-mang-viet-nam-1266.html Bài 2: Đảng Cộng sản Việt Nam, Giáo trình 6 bài lý luận chính trị, Đại học Tôn Đức Thắng]</ref>
 
* Mâu thuẫn giữa [[dân tộc Việt Nam]][[thực dân Pháp]].
* Mâu thuẫn giữa [[giai cấp công nhân|người dân lao động]] và [[phong kiến|triều đình phong kiến]].
* Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân Việt Nam và giai cấp tư sản.
Dòng 51:
#Tinh hoa văn hóa nhân loại:
#*Tư tưởng văn hóa [[phương Đông]]: [[Nho giáo]], [[Phật giáo]];
#*Tư tưởng và văn hóa [[phương Tây]]: thắng lợi của cuộc [[Đại cách mạng Pháp]] 1789, [[Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ|Tuyên ngôn độc lập 1776]] của [[Hoa Kỳ]], tư tưởng dân chủ [[phương Tây]],...;
#[[Chủ nghĩa Mác-Lênin]] (nhân tố quyết định nhất): cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của Tư tưởng Hồ Chí Minh;
#Nhân tố chủ quan: phẩm chất cá nhân của [[Hồ Chí Minh]].
 
=== Ảnh hưởng của Nho giáo ===
Dòng 66:
 
=== Quá trình hình thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh ===
'''Tư tưởng Hồ Chí Minh''' không hình thành ngay một lúc mà đã trải qua một quá trình tìm tòi, xác lập, phát triển và hoàn thiện, gắn liền với quá trình hoạt động cách mạng phong phú của [[Hồ Chí Minh]].<ref name="tinhdoanbinhthuan"/> Có thể chia quá trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh thành 5 thời kỳ sau:<ref name="tthcm3">Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Tái bản lần thứ hai, 2006, trang 16-21</ref>
#''Thời kỳ hình thành tư tưởng yêu nước, thương nòi (trước năm 1911)'': thời kỳ này Hồ Chí Minh đã hình thành tư tưởng yêu nước, thương dân, tha thiết bảo vệ những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc, ham muốn học hỏi những tư tưởng tiến bộ của nhân loại.<ref name="tthcm3"/>
#''Thời kỳ tìm tòi con đường cứu nước, giải phóng dân tộc (1911-1920)'': thời kỳ này Hồ Chí Minh tìm hiểu cuộc sống của những người lao động; đã khảo sát, tìm hiểu cuộc cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ, tham gia Đảng Xã hội Pháp, tìm hiểu [[Cách mạng Tháng Mười Nga]], học tập và đã tìm đến với [[chủ nghĩa Lênin]], tham dự Đại hội Tua, đứng về phía Quốc tế cộng sản, tham gia sáng lập [[Đảng Cộng sản Pháp]]. Đây là thời kỳ Hồ Chí Minh đã có sự chuyển biến vượt bậc về tư tưởng; từ giác ngộ chủ nghĩa dân tộc tiến lên giác ngộ [[chủ nghĩa Mác-Lênin]], từ một chiến sĩ chống [[thực dân]] phát triển thành một chiến sĩ cộng sản Việt Nam. Đây là một bước chuyển biến cơ bản về tư tưởng cứu nước của Hồ Chí Minh: "''Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản''".<ref name="tthcm3"/><ref name="hcmtoantap">Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nhà xuất bản. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.9, tr. 314.</ref>
#''Thời kỳ hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam (1921 - 1930)'': thời kỳ này Hồ Chí Minh đã có hoạt động thực tiễn và lý luận sôi nổi, phong phú ở [[Pháp]] (1921-1923), ở [[Liên Xô]] (1923-1924), ở [[Trung Quốc]] (1924-1927), ở [[Thái Lan]] (1928-1929)... Trong thời gian này, tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam đã hình thành cơ bản. Hồ Chí Minh đã kết hợp nghiên cứu xây dựng lý luận, kết hợp với tuyên truyền tư tưởng giải phóng dân tộc và vận động tổ chức quần chúng đấu tranh, xây dựng tổ chức cách mạng, chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Các tác phẩm và bài viết của Hồ Chí Minh thời kỳ này đã thể hiện những quan điểm lớn về con đường cách mạng Việt Nam, có thể kể tên các tác phẩm như: ''Bản án chế độ thực dân Pháp'' (1925), ''Đường Kách mệnh'' (1927) và những bài viết khác.<ref name="tthcm3"/>
#''Thời kỳ thử thách, kiên trì giữ vững quan điểm, nêu cao tư tưởng độc lập, tự do và quyền dân tộc cơ bản (1930-1945)'': trên cơ sở tư tưởng về con đường cách mạng Việt Nam đã hình thành về cơ bản, trong mấy năm đầu của những năm 1930, Hồ Chí Minh đã kiên trì giữ vững quan điểm cách mạng của mình, vượt qua khuynh hướng "tả" đang chi phối Quốc tế Cộng sản, chi phối Ban Chấp hành Trung ương [[Đảng Cộng sản Việt Nam]], phát triển thành chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc, xác lập tư tưởng độc lập, tự do, dẫn đến thắng lợi của cuộc [[Cách mạng Tháng Tám]] năm 1945, nước [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] đã ra đời.<ref name="tthcm3"/>
#''Thời kỳ tiếp tục phát triển mới về tư tưởng kháng chiến và kiến quốc (1945-1969)'': đây là thời kỳ Hồ Chí Minh cùng Trung ương [[Đảng Cộng sản Việt Nam]] lãnh đạo nhân dân [[Việt Nam]] vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân [[Pháp]], vừa xây dựng chế độ dân chủ nhân dân (1945 - 1954) mà đỉnh cao là chiến thắng [[Điện Biên Phủ]]; tiến hành cuộc kháng chiến chống [[Hoa Kỳ|Mỹ]], cứu nước và xây dựng [[chủ nghĩa xã hội]] ở miền Bắc. Thời kỳ này nổi bật là các nội dung như: Tư tưởng kết hợp kháng chiến với kiến quốc; tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau, đó là cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nhằm một mục tiêu chung trước mắt là giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Tư tưởng chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính. Xây dựng quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Xây dựng Đảng Cộng sản với tư cách là một Đảng cầm quyền...<ref name="tthcm3"/>
 
=== Định nghĩa Tư tưởng Hồ Chí Minh ===
Dòng 77:
{{Cquote|''Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn hoá nhân loại...''<ref>Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 83.</ref>}}
 
Định nghĩa trên là một bước tiến mới trong nhận thức của [[Đảng Cộng sản Việt Nam]] về tư tưởng [[Hồ Chí Minh]], làm định hướng cho các nhà nghiên cứu tiếp tục đi sâu tìm hiểu về tư tưởng của Hồ Chí Minh, đặc biệt là xác định nội dung giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam hành động cho toàn Đảng Cộng sản Việt Nam, toàn dân tộc Việt Nam.<ref name="tthcm2">Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Tái bản lần thứ hai, 2006, trang 22</ref> Tư tưởng Hồ Chí Minh là bộ phận trung tâm của chuyên ngành "Hồ Chí Minh học" thuộc ngành Khoa học chính trị Việt Nam. Hồ Chí Minh đã xây dựng được hệ thống lý luận toàn diện về [[cách mạng]] [[Việt Nam]] phù hợp với thực tiễn của đất nước và dòng chảy thời đại. Hệ thống đó bao gồm một số nội dung cơ bản sau:<ref name="tthcm2"/>
 
* Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người;
Dòng 97:
Từ đây Tư tưởng Hồ Chí Minh được đưa vào giảng dạy trong tất cả trường đại học như một bộ môn bắt buộc đối với tất cả các sinh viên thuộc mọi ngành học. Những lớp tập huấn - đồng thời thảo luận giữa các chuyên gia - chính thức cho môn học này bắt đầu từ năm 1997 tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
 
Các nhà nghiên cứu trong nước và những đồng chí của Hồ Chí Minh đã viết nhiều tác phẩm về Tư tưởng Hồ Chí Minh như '''Tìm hiểu một số vấn đề trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh''' (1982) do [[Lê Mậu Hãn]] chủ biên; '''Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh''' (1993) của tập thể tác giả [[Viện Hồ Chí Minh]]; '''Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sống mãi''' (1991), '''Về tư tưởng Hồ Chí Minh''' (1993), '''Tư tưởng Hồ Chí Minh quá trình hình thành và phát triển''' (1993), '''Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam''' (1997) của [[Võ Nguyên Giáp]]; '''Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh''' (1998) của [[Phạm Văn Đồng]]; '''Sự hình thành về căn bản tư tưởng Hồ Chí Minh''' (1997) của [[Trần Văn Giàu]]; '''Từ tư duy truyền thống đến tư tưởng Hồ Chí Minh''' (1998) của [[Hoàng Tùng]].<ref>[http://www.baotanghochiminh-nr.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=129:th-mc-chuyen-nghien-cu-tng-quat-v-h-chi-minh&catid=41:th-vin&Itemid=204 Thư mục chuyên đề: Nghiên cứu tổng quát về Hồ Chí Minh], Bảo Tàng Hồ Chí Minh - Chi Nhánh Thành phố Hồ Chí Minh</ref>
 
==== Ý nghĩa của việc nghiên cứu và học tập ====
Dòng 103:
 
==== Chính sách ưu đãi của Nhà nước ====
Hiện nay bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại các trường đại học đang thiếu giáo viên nhưng ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh lại có số lượng thí sinh đăng ký dự thi ít, tỷ lệ chọi và điểm chuẩn thấp so với các ngành còn lại.<ref>[http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130809/mien-giam-hoc-phi-van-khan-hiem-nguoi-hoc.aspx Miễn, giảm học phí vẫn khan hiếm người học], Mỹ Quyên, Báo Thanh Niên Online</ref> Do đó Chính phủ Việt Nam có Nghị định 74 miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập trong các cơ sở giáo dục quốc dân cho một số đối tượng học sinh, sinh viên; trong đó sinh viên chuyên ngành Mác - Lê ninLênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh được miễn học phí.<ref>[http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/giao-duc/mien-hoc-phi-cho-sinh-vien-nganh-tu-tuong-ho-chi-minh-2850822.html Miễn học phí cho sinh viên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh]</ref> Mặc dù có miễn giảm học phí, nhưng chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn không phải lựa chọn của nhiều sinh viên.<ref>[http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130809/mien-giam-hoc-phi-van-khan-hiem-nguoi-hoc.aspx Miễn, giảm học phí vẫn khan hiếm người học], báo Thanh niên điện tử, ngày 10 tháng 8 năm 2013</ref>
 
== Nội dung cơ bản==