Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Nga–Nhật”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Nguyên nhân: Sửa câu cú
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động Sửa đổi từ ứng dụng Android
Đã lùi lại sửa đổi 63963807 của Yeahheheboi (thảo luận)
Thẻ: Lùi sửa
Dòng 25:
 
== Nguyên nhân ==
Sau cuộc [[Minh Trị Duy tân|Minh Trị Duy Tân]] năm 1868, triều đình [[Thiên hoàng Minh Trị|Nhât Bản]] theo đuổi con đường hấp thụ các học thuật, ý tưởng và tiến bộ công nghệ của phương Tây. Không bao lâu đến cuối thế kỷ 19, [[Nhật Bản]] đã trỗi dậy từ [[sakoku|một nước bế quan tỏa cảng]] và tự chuyển mình thành một quốc gia tiên tiến. Nhật triều không những muốn bảo vệ chủ quyền cỉa Tokuda khi đối diện với Tây phương mà còn muốn sánh vai với các nước Âu Mỹ trên bàn cờ thế giới.
 
Trong khi đó Đế quốc Nga rộng lớn với nhiều tham vọng ở Đông Á đã đông tiến liên tục từ vùng [[Trung Á]] giáp [[Afghanistan]] đến tận [[bán đảo Kamchatka]] ở miền Viễn Đông vào cuối [[thập niên 1890]].<ref>Đại học Texas: [http://www.lib.utexas.edu/maps/historical/shepherd/japan_euro_growth_1800.jpg Sự phát triển của các Đế quốc thuộc địa ở châu Á]</ref> Nga triều đốc thúc việc làm [[Đường sắt xuyên Sibir]] đến tận hải cảng [[Vladivostok]] để củng cố ảnh hưởng ở Đông Á. Đối với Nhật Bản đó là mối lo vì sợ vùng phên giậu Triều Tiên (và cả Mãn Châu) sẽ bị Nga chiếm đoạt. Nga thì muốn mở một hải cảng bên [[Thái Bình Dương]] mà [[mùa đông]] không bị đóng băng để phục vụ nhu cầu quân sự lẫn mậu dịch. [[Vladivostok]] là hải cảng tốt nhưng chỉ hoạt động được vào mùa ấm; trái lại hải cảng [[Lữ Thuận]] mà Nga được quyền sử dụng trên bán đảo Liêu Đông của [[nhà Thanh]] thì có thể dùng được quanh năm. Từ khi kết thúc [[Chiến tranh Thanh-Nhật]] đến 1903 [[Sa hoàng]] và Nhật triều mở nhiều đợt đàm phán muốn phân chia quyền lực ở Đông Á với Nga giữ Lữ Thuận nhưng hai bên không đi đến đồng thuận. Rốt cuộc, Nhật Bản chọn chiến tranh để bảo vệ lãnh thổ vì cho rằng việc bành trướng của Nga ở miền Viễn Đông sẽ đe dọa quyền lợi của Nhật, nhất là ở [[Triều Tiên]] vốn coi như thuộc quốc. Các nước Âu châu phần lớn ủng hộ Nga tuy về ngoại giao đều tuyên bố [[trung lập (quan hệ quốc tế)|trung lập]]. Vương quốc Anh thì ủng hộ Nhật Bản vì coi Nga là đối thủ đang muốn tràn xuống [[Ấn Độ thuộc Anh|Ấn Độ]].