Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Luxembourg”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Liên kết ngoài: AlphamaEditor, Executed time: 00:00:05.4892966 using AWB
Dòng 87:
== Lịch sử ==
{{chính|Lịch sử Luxembourg}}
Luxembourg là một phần lãnh thổ trong [[đế quốc Charlemagne]]. Lịch sử được ghi lại của Luxembourg bắt đầu với việc chiếm được [[Lucilinburhuc]] (ngày nay là [[lâu đài Luxembourg]]) bởi [[Siegfried xứ Luxembourg|Siegfried]], Bá tước xứ [[Ardennes]] vào năm [[963]]. Tên hiện nay của Luxembourg có nguồn gốc từ tên trước đây Lucilinburhuc<ref>Kreins (2003), p. 20</ref>. Xung quanh [[đồn]] này, một [[thị trấn]] dần dần phát triển, và trở thành trung tâm của một nước nhỏ nhưng quan trọng về mặt chiến lược. Vào năm [[1437]], [[Hoàng gia Luxembourg]] khủng hoảng về vấn đề thừa kế, bắt đầu bởi việc thiếu một người con trai nối ngôi, dẫn đến việc vùng đất này bị bán cho [[Philip Người tốt]] của xứ [[Công quốc Burgundy|Burgundy]]<ref>Kreins (2003), tr. 39</ref>. Vào các thế kỉ theo sau đó, đồn Luxembourg được mở rộng liên tục và gia cố thêm bởi những chủ nhân kế tiếp nhau, [[nhà Bourbon]], [[họ Habsburg|nhà Habsburg]], [[nhà Hohenzollern]] và [[người Pháp]], cùng với một số khác. Sau khi [[Napoléon Bonaparte|Napoléon]] [[Hòa ước Paris (1815)|thất bại]] vào năm [[1815]], Luxembourg bị tranh giành bởi [[Phổ (quốc gia)|Phổ]] và [[Hà Lan]]<ref name="Kreins 2003, p. 70">Kreins (2003), tr. 70</ref>. [[Hội nghị Wien]] đã thành lập Luxembourg như là một [[Đại công quốc]] liên hiệp với [[Hà Lan]]. Luxembourg cũng là thành viên của [[Liên minh các quốc gia Đức|Liên bang Đức]], với một đồn Liên bangminh đóng bởi lính Phổ<ref name="Kreins 2003, p. 70"/>.
 
[[Cách mạng Bỉ]] năm [[1830]]–[[1839]] đã làm lãnh thổ của Luxembourg bị giảm đi hơn một nửa, vì đa phần nói tiếng Pháp [[luxembourg (tỉnh)|thuộc phía tây]] được chuyển nhượng cho [[Bỉ]]<ref>Kreins (2003), tr. 74</ref>. Nền độc lập của Luxembourg được khẳng định một lần nữa vào năm [[1839]] bởi [[Hiệp ước London, 1839|Hiệp ước London thứ nhất]]. Cũng cùng năm đó, Luxembourg gia nhập [[Zollverein]]<ref>Kreins (2003), tr. 76</ref>. Nền độc lập và sự trung lập của Luxembourg lại được khẳng định vào năm [[1867]] bởi [[Hiệp ước London, 1867|Hiệp ước London thứ hai]], sau cuộc [[khủng hoảng Luxembourg]] làm chiến tranh gần như nổ ra giữa [[Phổ (quốc gia)|Phổ]] và [[Pháp]]<ref>Kreins (2003), tr. 80–81</ref>. Sau sự mâu thuẫn được kể trên, đồn của liên bangminh đã bị tháo dỡ<ref>Kreins (2003), p. 81</ref>.
 
[[Vua Hà Lan]] vẫn là [[Người lãnh đạo nhà nước]] như là [[Đại công tước xứ Luxembourg]], duy trì mối liên hệ dân tộc giữa hai nước cho đến năm [[1890]]. Vào lúc [[William III của Hà Lan|William III]], ngôi Công tước được truyền cho con gái ông là [[Wilhelmina của Hà Lan|Wilhelmina]], trong khi Luxembourg (vào thời điểm đó chỉ giới hạn cho người nối ngôi là nam bởi [[Hiệp định Gia đình Nassau]]) được truyền cho [[Adolphe, Đại công tước xứ Luxembourg|Adolph xứ Nassau-Weilburg]]<ref>Kreins (2003), tr. 84</ref>.