Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đá cầu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 12:
Ngày nay, môn thể thao này được chơi ở nhiều trường học ở Trung Quốc. Đá cầu đã phát triển từ một hoạt động luyện tập [[quân sự]] thời cổ xưa. Rất nhiều vị tướng Trung Hoa cổ đã dùng môn này nhằm mục đích tập luyện và thư giãn cho [[quân đội]]. Đá cầu bắt đầu phát triển vào thời nhà Hán và Tống (207 – 906). Từ thời nhà Tống (960 – 1278) môn thể thao này được đổi tên là Chien Tsu, từ này theo tiếng Trung Quốc nghĩa là “mũi tên” nó khá giống với từ đá cầu trong tiếng Anh “shuttlecock”
 
Giải đấu mang tính [[quốc gia]] đầu tiên của đá cầu được tổ chức tại Trung Quốc, quê hương của môn thể thao này vào năm [[1933]]. Tại Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc vào năm 1933 tại thành phố [[Nam Kinh]], đá cầu, vật và một vài môn thể thao khác đã được coi là môn thể thao chính thức quốc gia (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa - Trung Quốc). Vào tháng 1 năm 1961, một bộ phim có nhan đề “The flying feather” được thực hiện bởi hãng phim '''Central News Movie Company'''. Bộ phim này đã rất thành công khi giành được giải vàng tại liên hoan phim quốc tế. Từ năm 1984, đá cầu trở thành môn thể thao Quốc gia chính thức tại Trung Quốc (Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa). Năm 1984, một nhóm các cổ động viên nhiệt tình đã thành lập hội đá cầu không chuyên. Vào năm 1994, hiệp hội này đổi tên thành liên đoàn đá cầu Hồng Kông.
 
Đá cầu tới châu Âu trước thế chiến thứ hai, khi mà các vận động viên điền kinh Trung Quốc đến từ tỉnh Giang Tô thực hiện một màn trình diễn ở thế vận hội Olympic Beclin 1936. Người Đức và các quốc gia khác đã vô cùng ấn tượng, họ đã bắt đầu học và chơi môn thể thao mang tính biểu diễn đó. Giải vô địch đá cầu thế giới là một sự kiện thường niên kể từ khi Liên đoàn đá cầu thế giới (ISF – International Shuttlecock Federation) được thành lập vào năm 1999. Từ đó, các quốc gia đã tiến hành tổ chức các giải đấu hàng năm.