Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thổ dân Đài Loan”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 1:
[[Tập tin:Rukai chief.jpg|nhỏ|Thổ dân Đài Loan]]
'''Thổ dân Đài Loan''' hay '''Dân tộc thiểu số Đài Loan''' ({{zh|c=原住民|p=yuánzhùmín|w=yüan2-chu4-min2|poj=gôan-chū-bîn|hv=Nguyên trú dân}}) hoặc '''người Cao Sơn''' là thuật ngữ mà thường dùng để chỉ những [[người bản địa]] của [[Đài Loan]]. Mặc dù [[người bản địa]] Đài Loan có những thần thoại khác nhau về nguồn gốc của mình, nhưng các thông tin mới đây đã đưa ra kết luận đa phần nguồn gốc của họ có thể đã sống tại hòn đảo xấp xỉ 8.000 năm và 1 số có nguồn gốc từ nhóm dân tộc của chủng tộc người [[Bách Việt]] trước khi những nhóm [[người Hán]] bắt đầu [[nhập cư]] đến khoảng thời Nhà [[Nam Minh]] vào thế kỷ thứ 17. Thổ dân Đài Loan (Native Formosian/Taiwanese) thuộc [[người Austronesia|nhóm người Nam Đảo]], với các đặc tính ngôn ngữ học và gien liên hệ với các [[người Austronesia|dân tộc Nam Đảo]] khác, như những dân tộc tại [[Philippines]], [[Malaysia]], [[Indonesia]], [[Madagascar]], [[Polynesia]] và [[châu Đại Dương]]; họ cùng nói ngôn ngữ là [[Ngữ hệ Nam Đảo]] (Austronesian). Vấn đề hầu hết tộc Đài Loan này không có liên hệ di truyền với những dân tộc ở lục địa châu Á (Hoa lục) đã thành một vấn đề đối với [[vị thế chính trị Đài Loan]] tại Trung Hoa Dân Quốc.
 
Trong hàng trăm năm, những người dân tộc thiểu số Đài Loan đã trải qua những sự cạnh tranh về kinh tế và xung đột quân sự với những người muốn [[thuộc địa hóa]] hòn đảo. Các chính sách của Chính phủ trung ương nhằm thúc đẩy đồng hóa về ngôn ngữ và văn hóa, cũng như việc tiếp tục tiếp xúc với những người thực dân thông qua thương mại, kết hôn và các quá trình xuyên văn hóa khác, đã dẫn tới kết quả là nhiều ngôn ngữ đã rơi vào tuyệt chủng và mất đi các đặc tính văn hóa cổ truyền. Ví dụ, trong xấp xỉ 26 ngôn ngữ được biết đến của thổ dân Đài Loan (được xếp vào [[Nhóm ngôn ngữ Formosa]]), có ít nhất mười ngôn ngữ của Austronesia đã tuyệt chủng, 5 ngôn ngữ có nguy cơ cao {{Harvcol|Zeitoun|Yu|2005|pp=167}} và một vài ngôn ngữ đang gặp nguy hiểm. Các ngôn ngữ này có ý nghĩa độc nhất về mặt văn hóa-lịch sử-xã hội trong khi hầu hết các nhà ngôn ngữ học coi Đài Loan là nơi xuất phát của [[Ngữ hệ Nam Đảo]].<ref>{{Harvcol|Blust|1999}}</ref>Chính phủ Đài Loan đang cố bảo vệ quyền lợi và duy trì bảo tồn cũng như phát huy người thổ dân, bao gồm các quyền bình đẳng và quyền lợi ở kinh tế-chính trị-xã hội.