Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tuổi kết hôn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tại Việt Nam: số thành chữ, replaced: 1 số → một số using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Tuổi kết hôn''' là tuổi mà một người được phép lấy [[chồng]]/[[vợ]] cũng như quyền làm hoặc buộc phải làm [[cha]] [[mẹ]] hoặc các hình thức khác đồng thuận khác. Độ tuổi và các yêu cầu khác nhau ở mỗi nước, nhưng nhìn chung thì phần lớn các quốc gia quy định độ tuổi kết hôn của nữ là từ 18-2120 tuổi, và tuổi kết hôn của nam bằng hoặc lớn hơn nữ khoảng 1-2 tuổi. Tuy nhiên một số nước cho phép độ tuổi kết hôn sớm hơn 1-2 năm nếu có sự đồng ý của cha/mẹ, hoặc trong trường hợp người nữ đã mang thai.
 
== Quy định ==
Dòng 9:
Trong quá trình xây dựng [[Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014]], Bộ Tư pháp và một số ý kiến đề nghị bổ sung quy định ngoại lệ đối với người dân tộc thiểu số, cho phép hạ độ tuổi kết hôn của nam dân tộc thiểu số xuống 18 tuổi và nữ dân tộc thiểu số xuống 16 tuổi, bởi ở vùng sâu vùng xa, vùng miền núi, có nhiều em gái chỉ 15, 16 tuổi đã làm đám cưới, sinh con đẻ cái theo phong tục địa phương, ngoài ra tham khảo quy định của các quốc gia trên thế giới cho thấy một số quốc gia đã quy định tuổi kết hôn của nữ dưới 18 tuổi. Ngoài ra, có 1 đề xuất khác là hạ tuổi kết hôn của nam giới từ 20 tuổi xuống 18 tuổi để ngang bằng với nữ, lập luận này dựa trên Công ước Cedaw về bình đẳng giới mà Việt Nam đã tham gia.
 
Tuy nhiên, đề xuất hạ độ tuổi kết hôn từ 18 tuổi xuống 16 tuổi đối với nữ dân tộc thiểu số đã bị [[Quốc hội Việt Nam]] bác bỏ vì những lý do sau:
* Về mặt sinh học: Trước tuổi 18, cơ thể người phụ nữ chưa phát triển hoàn thiện, nếu kết hôn và mang thai thì nguy cơ đẻ khó, [[tai biến sản khoa]] sẽ gia tăng, đứa con còn có nguy cơ bị [[suy sinh dưỡng]]. Hậu quả xa hơn là làm suy giảm chất lượng giống nòi. Giáo sư-Tiến sĩ [[Nguyễn Đức Vy]], Giám đốc [[Bệnh viện Phụ sản Trung ương]] khẳng định: ở tuổi 16, 17, khung xương chậu của thiếu nữ chưa phát triển hoàn thiện, ít nhất phải đến 22 tuổi cơ thể phụ nữ mới phát triển đầy đủ cho việc sinh con, còn những trường hợp 16, 17 tuổi mà sinh con hầu hết phải mổ lấy thai. [[Tổ chức Y tế Thế giới]] cũng khuyến cáo độ tuổi thích hợp để có thai lần đầu là 20 đến 22 tuổi<ref name="anninh">{{Chú thích báo|url=https://anninhthudo.vn/chinh-tri-xa-hoi/ha-do-tuoi-ket-hon-khong-nen-dua-vao-cam-tinh/461994.antd|title=Hạ độ tuổi kết hôn: Không nên dựa vào... cảm tính|author=Châu Anh|date=2012-08-26|website=An ninh thủ đô|archive-url=|archive-date=|dead-url=|access-date=}}</ref>. Luật sư [[Hoàng Văn Hướng]] (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho rằng: quy định độ tuổi kết hôn là 18 đối với nữ là kết quả của việc nghiên cứu, điều tra tổng thể về sinh lý học, luật cần căn cứ vào tâm lý và tuổi sinh sản của con người chứ không thể quy định theo cảm tính, ông nói: ''“Làm thế nào mà một đứa trẻ 16 tuổi có thể sinh ra một đứa con khỏe mạnh trong khi cơ thể mình còn bé tí, nói gì đến nuôi dạy con cái”''.
* Về mặt tâm lý học: Tuổi 16, 17 vẫn nằm trong giai đoạn [[dậy thì]], chưa phát triển hoàn thiện. Việc học tập, tiếp nhận kiến thức và kinh nghiệm trong cuộc sống của lứa tuổi này chưa đầy đủ, chưa xử lý được các vấn đề trong cuộc sống. Ngày nay điều kiện sống được nâng cao, trẻ em thành phố có sự phát triển về thể hình khá nhanh so với các thế hệ trước, nhưng đó chỉ là vấn đề hình thể, còn trong lĩnh vực tâm lý, trí tuệ thì các em vẫn cón đang ở tuổi vị thành niên “ăn chưa no, lo chưa tới”, chưa đủ chín chắn, hiểu biết để đảm đương vai trò làm vợ chồng, làm cha mẹ<ref>{{Chú thích báo|url=https://vnexpress.net/doi-song/de-xuat-cho-ket-hon-o-tuoi-16-gay-tranh-cai-2279003.html|title=Đề xuất cho kết hôn ở tuổi 16 gây tranh cãi|author1=Thi Trân|author2=Phương Trang|website=VnExpress|date=2012-07-10}}</ref> Ở Việt Nam, học sinh phải từ 18 tuổi trở lên mới có thể hoàn tất 12 năm học phổ thông để có thể sống tự lập. Nếu cho phép kết hôn sớm hơn 18 tuổi thì sẽ rất ảnh hưởng đến việc học tập của người vợ, và hôn nhân rất dễ có nguy cơ đổ vỡ<ref name=anninh />.