Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “Nothing to show”
 
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
Nothing to show
== Phần cứng ==
Ở phần trung tâm của nó, Amiga có một bộ [[chipset]] chuyên dụng bao gồm nhiều bộ xử lý phụ trợ cho các công việc xử lý âm thanh, hình ảnh và truy cập bộ nhớ trực tiếp độc lập với bộ xử lý trung tâm. Kiến trúc này giải phóng bộ xử lý trung tâm của Amiga để dành cho các công việc khác và giúp cho Amiga sở hữu một hiệu năng vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh của nó, đặc biệt là trong các ứng dụng đòi hỏi nhiều về đồ họa và trong các trò chơi.<ref name=":0">Commodore-Amiga, Inc. (1991). ''Amiga Hardware Reference Manual''. Amiga Technical Reference Series (3rd ed.). Addison-Wesley. ISBN <bdi>0-201-56776-8</bdi>.</ref>
 
Kiến trúc chung của Amiga sử dụng hai hệ thống con bus tách biệt là bus của chipset và bus của CPU. Bus của chipset cho phép các bộ xử lý phụ trợ và CPU kết nối tới "Chip RAM". Bus của CPU cung cấp kết nối tới các hệ thống con khác như RAM chung, ROM, các hệ thống phần mở rộng Zorro II/III. Kiến trúc này cho phép các bộ phận vận hành riêng rẽ; Bus của CPU có thể nhanh hơn bus của chipset. Các bảng mạch mở rộng cho CPU có thể có thêm các bus khác. Ngoài ra các "bảng mạch bus" hay "bảng mạch bắc cầu" có thể cung cấp các bus như là ISA hay PCI.<ref name=":0" />
 
=== Bộ xử lý trung tâm ===
Loạt vi xử lý Motorola 68000 được sử dụng trong tất cả các mô hình máy Amiga của Commodore. Trong khi tất cả các CPU trong dòng 68000 đều có [[kiến trúc tập lệnh]] 32 bit (lập trình viên thấy và sử dụng một mô hình 32 bit) thì MC68000 sử dụng trong hầu hết các mô hình máy phổ biến nhất lại là một bộ xử lý 16 bit vì [[Arithmetic logic unit|bộ logic số học]] làm việc với các phép toán 16 bit (các phép toán 32 bit tốn thêm nhiều chu kỳ đồng hồ).<ref>{{Chú thích web|url=https://web.archive.org/web/20070712191820/ww.amigahistory.co.uk/oneamiga1.html|tựa đề=Máy tính đính thực dành cho game 16 bit|tác giả=|họ=Knight|tên=Gareth|ngày=|website=Amiga History Guide|url lưu trữ=https://web.archive.org/web/20070712191820/http://www.amigahistory.co.uk/oneamiga1.html|ngày lưu trữ=2007-07-12|url hỏng=|ngày truy cập=2007-07-17}}</ref><ref>{{Chú thích web|url=http://amigareviews.classicgaming.gamespy.com/s_snippe.htm|tựa đề=Amiga Review: ZZap 16-Bit Gaming|tác giả=|họ=|tên=|ngày=|website=|url lưu trữ=https://web.archive.org/web/20080512010049/http://amigareviews.classicgaming.gamespy.com/s_snippe.htm|ngày lưu trữ=2008-05-12|url hỏng=|ngày truy cập=2008-05-23}}</ref> MC68000 có bus dữ liệu ngoài 16 bit do đó dữ liệu 32 bit được vận chuyển trong hai bước liên tiếp, đây là một kỹ thuật gọi là [[ghép kênh]]. Điều này vô hình đối với phần mềm, vốn dĩ đã là 32 bit ngay từ đầu. MC68000 có thể address được 16 MB bộ nhớ vật lý. Các mô hình máy Amiga sau này sở hữu CPU hoàn toàn 32 bit nhanh hơn, với không gian address rộng hơn và các bộ phận pipeline.
 
Cả Commodore cũng như nhiều công ty bên thứ ba cung cấp các gói nâng cấp CPU. Hầu hết các mô hình Amiga có thể được nâng cấp bằng cách hoặc là gắn trực tiếp hoặc là thông qua các bảng mạnh mở rộng. Các bảng mạch như vậy thường có giao diện bộ nhớ và trình điều khiển đĩa cứng với dung lượng nhiều hơn và tốc độ cao hơn.
 
Cho đến cuối thời kỳ phát triển Amiga của Commodore, đã có những suy đoán rằng Commodore muốn chuyển từ 68000 sang các bộ xử lý [[RISC]] với hiệu năng cao hơn, ví dụ như PA-RISC.<ref>{{Chú thích web|url=http://www.thule.no/haynie/research/acutiatr/docs/acu1.pdf|tựa đề=Architecture Specification for Acutiator|tác giả=|họ=Haynie|tên=Dave|ngày=1992-10-18|website=|url lưu trữ=https://web.archive.org/web/20110927025602/http://www.thule.no/haynie/research/acutiatr/docs/acu1.pdf|ngày lưu trữ=2011-09-27|url hỏng=|ngày truy cập=2011-03-11}}</ref> Các ý tưởng này không bao giờ được phát triển trước khi Commodore phá sản. Dẫu vậy các nhà sản xuất bên thứ ba vẫn thiết kế các gói nâng cấp bao gồm một vi xử lý trong dòng 68000 kết hợp với một vi xử lý PowerPC cùng với một [[microkernel]] và phần mềm được thiết kế gốc cho PowerPC. Sau này các bản sao Amiga chỉ sử dụng PowerPC.
 
=== Chipset chuyên dụng ===
Bộ chipset chuyên dụng, phần trung tâm của Amiga, xuất hiện trong ba thế hệ tách biệt, với khả năng tương thích ngược cao. Original Chip Set (OCS) xuất hiện cùng với sự kiện ra mắt A1000 năm 1985. OCS sau cùng bị thay thế bởi phiên bản khá hơn một chút là Enhanced Chip Set (ECS) vào năm 1990 và cuối cùng là Advanced Graphics Architecture (AGA) vào năm 1992. Mỗi chipset đều có một vài bộ xử lý phụ trợ cho các tác vụ tăng tốc đồ họa, âm thanh kỹ thuật số, truy cập bộ nhớ trực tiếp và giao tiếp giữa các thiết bị ngoại vi khác nhau (ví dụ như CPU, bộ nhớ hay đĩa mềm). Ngoài ra một số mô hình máy còn có các chip chuyên dụng cho một số việc như điều khiển SCSI hay khử [[Video xen kẽ|xen kẽ]].
 
==== Đồ họa ====
Tất cả các hệ thống Amiga đều có thể hiển thị đồ hoạ chuyển động toàn màn hình với 2, 4, 8, 16, 32, 64 màu (chế độ Extra HalfBrite) hay 4096 màu (chế độ Hold-and-Modify). Các mẫu máy với chipset AGA (A1200 và A4000) cũng có các chế độ không EHB với 64, 128, 256 màu và 262144 màu trong HAM8 và bảng màu mở rộng từ 4096 lên đến 16,8 triệu màu.
 
Chipset của Amiga có thể genlock, một tính năng cho phép tự điều chỉnh độ làm tươi của màn hình để khớp với các tín hiệu NTSC hay PAL đến. Khi kết hợp với chế độ trong suốt, genlock cho phép Amiga ghép chồng đồ họa vào các nguồn video ngoài. Tính năng này làm cho Amiga trở nên phổ biến cho nhiều ứng dụng, và cung cấp khả năng ghép chữ vào video và các hiệu ứng [[Công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng máy tính|CGI]] với giá thành rẻ hơn rất nhiều các hệ thống khác. Tính năng này thường xuyên được sử dụng bởi các người làm phim đám cưới, trạm TV và các bộ phận dự báo thời tiết, các kênh quảng cáo, làm [[Video âm nhạc|MV]] và người làm phim trên máy tính để bàn. Video Toaster của New Tek có được là nhờ tính năng genlock này của Amiga.
 
==== ReTargetable Graphics ====
ReTargetable Graphics là một [[API]] cho các [[Trình điều khiển thiết bị|device driver]] chủ yếu được sử dụng bởi các phần cứng bên thứ ba để tương tác với AmigaOS thông qua một bộ [[Thư viện (máy tính)|thư viện]]. Bộ thư viện có thể bao gồm các công cụ cho phép điều chỉnh độ phân giải, màu, con trỏ chuột và các chế độ hiển thị. Giao diện chuẩn Intuition bị giới hạn ở khả năng hiển thị 8 bit, trong khi RTG giúp xử lý với nhiều bit hơn như 24 bit.
 
==== Âm thanh ====
Chip âm thanh, có tên là Paula, hỗ trợ bốn kênh tạo âm thanh dựa trên việc lấy mẫu [[PCM]] (hai cho mỗi bên loa trái, phải) với độ phân giải 8 bit mỗi kênh và âm lượng 6 bit mỗi kênh. Đầu ra analog được kết nối với một bộ lọc low-pass, cái mà lọc ra các alias cao tần khi Amiga đang sử dụng tần số lấy mẫu thấp hơn (xem thêm [[tần số Nyquist]]). Độ sáng của đèn [[LED]] nguồn biểu thị tình trạng của bộ lọc low-pass. Bộ lọc đang hoạt động khi LED sáng bình thường, và tắt khi đèn giảm độ sáng (hoặc tắt hẳn như ở A500). Trên A1000 (và các máy A500/2000 đầu tiên), đèn LED nguồn không liên quan đến trạng thái của bộ lọc và cần phải nối hai chân của chip để tắt bộ lọc. Paula có thể đọc trực tiếp từ RAM hệ thống, sử dụng truy cập bộ nhớ trực tiếp (DMA), phát lại âm thanh mà không cần CPU can thiệp.
 
Mặc dù phần cứng bị giới hạn ở bốn kênh, một số phần mềm như là OctaMED cho phép mở rộng thành tám kênh hoặc hơn, và các phần mềm có thể trộn hai kênh thành một kênh duy nhất 14 bit bằng cách phát các kênh với âm lượng khác nhau sao cho một kênh có các bit thấp và kênh còn lại có các bit cao.
 
Chất lượng âm thanh của Amiga, cũng như sự phổ biến của chip và việc người ta dễ dàng viết phần mềm cho nó, là những điểm nổi bật của phần cứng Amiga mà PC không có được trong suốt nhiều năm. Có các bảng mạch mở rộng âm thanh hỗ trợ các chức năng [[DSP]], thu âm trực tiếp nhiều track vào đĩa, nhiều kênh âm thanh với độ phân giải 16 bit hoặc cao hơn. Một API âm thanh có thể
 
=== Phần sụn Kickstart ===
Kickstart là phần sụn của Amiga để boot hệ điều hành AmigaOS. Nó khởi động phần cứng và các bộ phận cốt lõi của AmigaOS sau đó boot từ một môi trường khả-boot như đĩa mềm hay đĩa cứng. Hầu hết các đời máy đều đi kèm với Kickstart trong ROM.
 
=== Chuột và bàn phím ===
Bàn phím của Amiga tương tự với các bàn phím thường thấy ở những máy PC giữa thập niên 80: hàng 10 phím Function, cụm phím số và bốn phím mũi tên. Caps Lock và Ctrl nằm bên trái phím A. Không có các phím Home, End, Page Up, Page Down; các phím này được thay thế bằng tổ hợp Shift + phím mũi tên tương ứng. Ngoài ra có một phím Help (trên PC người ta sử dụng một phím Function, thường là F1).