Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quyền tác giả”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Đã bị lùi lại Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Đã bị lùi lại Xóa nội dung đề mục Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 1:
== Lịch sử phát triển của quyền tác giả ==
 
Trong [[Thời kỳ Cổ đại]] và [[Trung Cổ|Thời kỳ Trung Cổ]] người ta chưa biết đến quyền cho một tác phẩm trí tuệ. Các quy định luật pháp chỉ có cho những vật mang tác phẩm trí tuệ, đặc biệt là về sở hữu. Ví dụ như là không được phép trộm cắp một quyển sách nhưng lại được phép chép lại từ quyển sách đó. Việc nhiều nghệ sĩ và tác giả cùng làm việc trong một đề tài là một trường hợp bình thường, cũng như việc các nhạc sĩ khác lấy hay thay đổi các bài hát và tác phẩm âm nhạc. Khi không muốn bài viết bị thay đổi tác giả chỉ còn có cách gắn một lời nguyền rủa vào quyển sách của mình như [[Eike von Repgow]], tác giả của [[Sachsenspiegel]], một quyển sách ghi chép lại các luật lệ đương thời, đã nguyền rủa những người giả mạo tác phẩm của ông sẽ bị [[chết]].
 
Cùng với phát minh in (khoảng [[1440]]), các bản sao chép lại của một tác phẩm bắt đầu có thể được sản xuất ở số lượng lớn một cách dễ dàng hơn. Nhưng tác giả vẫn chưa có được "quyền tác giả" ở bên cạnh và còn phải vui mừng là chẳng những tác phẩm được in mà nhà in hay nhà xuất bản còn trả cho một số tiền cho bản viết tay. Thế rồi đi đến trường hợp là bản in đầu tiên bị các nhà in khác in lại. Việc này làm cho việc kinh doanh của nhà in đầu tiên khó khăn đi vì người này đã đầu tư lao động nhiều hơn và có thể cũng đã trả tiền cho tác giả, những người in lại tự nhiên là có thể mời chào sản phẩm của họ rẻ tiền hơn. Tác giả cũng có thể không bằng lòng với các bản in lại vì những bản in lại này thường được sản xuất ít kỹ lưỡng hơn: có lỗi hay thậm chí bài viết còn bị cố ý sửa đổi.
 
Vì thế, để chống lại tệ in lại, các nhà in đã xin các quyền lợi đặc biệt từ phía chính quyền, cấm in lại một tác phẩm ít nhất là trong một thời gian nhất định. Lợi ích của nhà in trùng với lợi ích của nhà cầm quyền vì những người này muốn có ảnh hưởng đến những tác phẩm được phát hành trong lãnh địa của họ. Đặc biệt là nước [[Pháp]] do có chế độ chuyên chế sớm nên đã thực hiện được điều này, ít thành công hơn là ở [[Đức]]. Tại Đức một số hầu tước còn cố tình không quan tâm đến việc các nhà xuất bản vi phạm các đặc quyền từ hoàng đế nhằm để giúp đỡ các nhà xuất bản này về kinh tế và để mang vào lãnh thổ văn học đang được ưa chuộng một cách rẻ tiền. Những ý tưởng của [[Thời kỳ Khai sáng|Phong trào Khai sáng]] phần lớn là đã được truyền bá bằng các bản in lậu.
 
Khi [[Phục Hưng|Thời kỳ Phục hưng]] bắt đầu, cá nhân con người trở nên quan trọng hơn và đặc quyền tác giả cũng được ban phát để thưởng cho những người sáng tạo ra tác phẩm của họ. Tại nước Đức ví dụ như là [[Albrecht Dürer]] ([[1511]]) đã được công nhận một đặc quyền như vậy. Nhưng việc bảo vệ này chỉ dành cho người sáng tạo như là một cá nhân (''quyền cá nhân'') và chưa mang lại cho tác giả một thu nhập nào. Giữa [[thế kỷ 16]] các đặc quyền lãnh thổ được đưa ra, cấm in lại trong một vùng nhất định trong một thời gian nhất định.
 
Khi các nhà xuất bản bắt đầu trả tiền nhuận bút cho tác giả thì họ tin rằng cùng với việc này họ có được một độc quyền kinh doanh (thuyết về sở hữu của nhà xuất bản), ngay cả khi họ không có đặc quyền cho tác phẩm này. Vì thế mà việc in lại bị cấm khi các quyền từ tác giả được mua lại.
 
Mãi đến [[thế kỷ 18]], lần đầu tiên mới có các lý thuyết về các quyền giống như sở hữu cho các lao động trí óc (và hiện tượng của ''sở hữu phi vật chất''). Trong một bộ luật của nước [[Anh]] năm [[1710]], ''Statue of Anne'', lần đầu tiên một độc quyền sao chép của tác giả được công nhận. Tác giả sau đó nhượng quyền này lại cho nhà xuất bản. Sau một thời gian được thỏa thuận trước tất cả các quyền lại thuộc về tác giả. Tác phẩm phải được ghi vào trong danh mục của nghiệp hội các nhà xuất bản và phải có thêm ghi chú ''copyright'' để được bảo vệ. Phương pháp này được đưa vào ứng dụng tại [[Hoa Kỳ|Mỹ]] vào năm [[1795]] (yêu cầu phải ghi vào danh mục được bãi bỏ tại Anh vào năm [[1956]] và tại Hoa Kỳ vào năm [[1978]]). Ý tưởng về sở hữu trí tuệ phần lớn được giải thích bằng thuyết về quyền tự nhiên ([[tiếng Anh]]: ''natural law''). Tại Pháp một ''Propriété littéraire et artistique'' (Sở hữu văn học và nghệ thuật) được đưa ra trong hai bộ luật vào năm [[1791]] và [[1793]]. Tại nước [[Vương quốc Phổ|Phổ]] một bảo vệ tương tự cũng được đưa ra vào năm [[1837]]. Cũng vào năm [[1837]] Hội đồng liên bang của [[Liên minh các quốc gia Đức|Liên minh Đức]] quyết định thời hạn bảo vệ từ khi tác phẩm ra đời là 10 năm, thời hạn này được kéo dài thành 30 năm sau khi tác giả qua đời (''post mortem auctoris'') vào năm [[1845]]. Trong [[Liên bang Bắc Đức|Liên minh Bắc Đức]] việc bảo vệ quyền tác giả được đưa ra vào năm [[1857]] và được [[Đế quốc Đức|Đế chế Đức]] thu nhập và tiếp tục mở rộng sau đó. Trong [[Đức Quốc xã|Đệ tam Đế chế]] các tác giả chỉ là "người được ủy thác trong nom tác phẩm" cho cộng đồng nhân dân.
 
== Phát triển hiện tại của quyền tác giả ==
Những lý lẽ được đưa ra trong các cuộc thảo luận về việc quyền tác giả phải phản ứng như thế nào trước các phát triển kỹ thuật hiện tại đều tương tự như nhau trên toàn thế giới. Một vài quốc gia chỉ còn có một phạm vi tự do hạn hẹp trong việc định hình cho quyền tác giả vì những quy định khác thường có thể được coi là lợi thế không công bằng, không được các đối tác thương mại thế giới chấp nhận mà không có phản ứng chống lại. Trong tương quan về thế mạnh hiện tại [[Hoa Kỳ|Mỹ]] là quốc gia có phạm vi tự do rộng lớn nhất và với [[Digital Millennium Copyright Act]] (DMCA) là quốc gia đã định sẵn chiều hướng chung của quyền tác giả, đi đến việc bảo vệ quyền tác giả một cách nghiêm ngặt hơn. Định luật tương tự ở châu Âu là European Union Copyright Directive (EUCD- [[Chỉ thị Copyright Liên minh châu Âu]]).