Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Công Hành”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
BTMKhôi (thảo luận | đóng góp)
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
BTMKhôi (thảo luận | đóng góp)
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 4:
Theo thần phả của họ ''Bùi Trần''(''裴陳'') gốc [[Mạc]] ở [[Quất Động]] thì '''''Lê Công Hành''''' vốn thuộc dòng dõi [[nhà Mạc]]. Năm 1546, [[Mạc Hiến Tông]] băng hà, triều đình [[nhà Mạc]] nổ ra biến loạn. Quân [[Lê Trung hưng|Nam triều]] nhân cơ hội [[nhà Mạc]] suy yếu, nhiều lần tiến quân ra Bắc đánh phá. Hoàng thất [[nhà Mạc]] tan tát khắp nơi, một nhánh theo Quý phi [[Bùi Thị Ban]] chạy tránh loạn về định cư ở thôn Quất Động, về sau đổi thành họ Bùi và họ Trần, lập nên chi họ Bùi Trần ở Quất Động.<ref>{{Chú thích web|url=http://nongthonviet.com.vn/kham-pha/202003/long-tua-gam-mieng-tua-theu-757020/index.htm|tựa đề=Dòng dõi của Lê Công Hành|tác giả=|họ=|tên=|ngày=|website=|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=|url hỏng=|ngày truy cập=}}</ref>
 
'''Lê Công Hành''' chính tên là '''Trần Quốc Khái''' (陳国概), sinh ngày 18 tháng Giêng năm Bính Ngọ (1606), tại làng Quất Động, huyện Thượng Phúc, [[Thường Tín (phủ)|phủ Thường Tín]], [[trấn Sơn Nam]] (nay là thôn Quất Động, xã [[Quất Động]], huyện [[Thường Tín]], [[Hà Nội]]<ref>{{Chú thích web|url=https://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/lang-theu-quat-dong/441769.html|tựa đề=Làng nghề thêu truyền thống Quất Động|tác giả=|họ=|tên=|ngày=|website=|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=|url hỏng=|ngày truy cập=}}</ref>). [[Mạc Phúc Đăng]] là con bà [[Bùi Thị Ban]] về lánh nạn ở làng Quất Động. Tại đây, [[Mạc Phúc Đăng]] sinh con là [[Mạc Phúc Đồ]]. [[Mạc Phúc Đồ]] lại là ông nội của '''Trần Quốc Khái'''<ref name=":0" />. Vì ông được cho làm con nuôi của một người [[Bùi (họ)|họ Bùi]] trong làng, nên còn có tên là '''Bùi Quốc Khái''' (裴国概), sau đổi tên thành '''Công Hành''' (公衡).
 
Tương truyền, từ nhỏ ông đã có tiếng ham học và hay chữ. Lớn lên, ông thi đỗ [[Tiến sĩ Nho học|Tiến sĩ]] (vào khoảng triều vua [[Lê Thần Tông]] hoặc [[Lê Chân Tông]]). Sau khi ra làm quan, ông được triều đình bổ dụng vào các chức vụ từ biên quận đến triều đình, thăng dần lên hàng Thượng thư, từng được cử đi sứ [[nhà Minh]]. Do lập được nhiều công trạng, ông được triều đình ban cho Kim tử Vinh Lộc Đại phu, chức Tả thị lang bộ Công, tước Thanh Lương hầu, được vua ban quốc tính. Do đó mà ông có tên '''Lê Công Hành'''.