Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Pháp quyền”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 20:
== Tổng quan ==
Tại [[Pháp]] cũng như [[Đức]], từ đầu thế kỉ 20 Nhà nước pháp quyền được quan niệm như một hình thức tổ chức quyền lực nhà nước đặc biệt, đặt dưới một chế độ luật pháp: trong nhà nước như thế, chính quyền chỉ được sử dụng những phương tiện được ban ra bởi trật tự pháp lý hiện hành, trong khi đó các cá nhân được sử dụng những phương tiện tư pháp để chống lại sự lạm quyền có thể có đến từ chính quyền.
 
Trung tâm của học thuyết nhà nước pháp quyền, là nguyên tắc theo đó các cơ quan nhà nước chỉ có thể hành động dựa trên một tư cách pháp lý: Mọi hành vi sử dụng sức mạnh vật chất đều phải được căn cứ dựa trên các quy phạm pháp luật. Việc thực thi quyền lực nhà nước được căn cứ bởi thẩm quyền (Kompetenz), được thiết lập và đóng khung bằng luật pháp. Cơ quan nhà nước có nghĩa vụ tuân thủ các quy phạm pháp luật. Nhà nước pháp quyền đòi hỏi trước tiên sự phục tùng pháp luật bởi chính quyền: Chính quyền phải tuân thủ các quy định vốn tạo nên nền tảng, khuôn khổ và phạm vi hoạt động của chính quyền đó, sự tuân thủ này phải được đảm bảo bởi sự tồn tại của một cơ chế kiểm soát tư pháp độc lập, tức là hoặc bởi các quan tòa bình thường (Justizstaat), hoặc bởi các tòa án đặc biệt (Sondergerichte). Nhưng lý thuyết này cũng đòi hỏi sự lệ thuộc của luật vào [[Hiến pháp]]: [[Nghị viện]] phải thực thi những quyền hạn của mình trong khuôn khổ đã được xác định bởi Hiến pháp, và hơn thế, sự can thiệp của một quan tòa, ở đây là một tòa hiến pháp là điều cần thiết để đảm bảo sự tôn trọng tính tối thượng của hiến pháp.
 
 
Khi 3 nhánh quyền lực được phân chia, mỗi nhánh đều muốn và tìm cho mình những quyền lực mới để mở rộng quyền lực cho mình. Khả năng của mỗi nhánh quyền lực mở rộng là khác nhau, như vậy sự mất cân bằng trong 3 nhánh quyền lực sẽ bị lệch và đi tới thoái hóa pháp quyền. Làm sao để nhà nước pháp quyền được ổn định và duy trì sự cân bằng quyền lực giữa 3 nhánh.
Lý thuyết của [[Hans Kelsen]]: Nhà nước pháp quyền và trật tự các quy phạm. Theo định nghĩa cổ xưa nhất thì Nhà nước pháp quyền là một hệ thống thể chế nơi quyền lực công phục tùng pháp luật. Vào đầu thế kỷ 20, nhà luật học người [[Áo]] [[Hans Kelsen]] đã định nghĩa lại khái niệm có nguồn gốc từ người Đức này ([[Rechtsstaat]]) như là một Nhà nước trong đó các quy phạm pháp luật được sắp xếp có trật tự sao cho quyền lực phải chịu sự giới hạn ». Trong mô hình này, mỗi quy phạm có được hiệu lực từ sự tuân thủ các quy phạm cao hơn. Sự tồn tại một trật tự có thứ bậc các quy phạm tạo nên một trong những đảm bảo quan trọng bậc nhất của Nhà nước pháp quyền. Trong khuôn mẫu đó, thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước phải được xác định một cách rõ ràng và các quy phạm mà những cơ quan này tạo ra chỉ có hiệu lực với điều kiện tuân thủ toàn bộ các quy phạm có hiệu lực cao hơn. Cao nhất của hệ thống các quy phạm pháp luật là Hiến pháp.
 
Trong bài diễn văn của [[Lord Bingham of Cornhill]] vào ngày 16 tháng 11 năm 2006 nói về Sir David Williams Lecture ở Khoa Luật trường [[Đại học Cambridge]]<ref>[http://cpl.law.cam.ac.uk/past_activities/the_rule_of_law_audio.php]</ref>, ông ta đã đưa ra tám yêu cầu về pháp quyền:
 
* Luật phải dễ được tiếp cận cũng như dễ hiểu đối với người dân, rõ ràng và có thể dự báo
* vấn đề quyền pháp lý và trách nhiệm pháp lý phải được giải quyết bằng luật và không được tùy tiện
* luật của các địa phương nên áp dụng đồng bộ
* luật phải bảo vệ những [[nhân quyền|quyền căn bản của con người]]
* các phương tiện truyền thông phải được cung cấp để giải quyết với chi phí phải chăng và không bị trì hoãn quá đáng
* các bộ trưởng và công chức ở các cấp phải thực thi quyền lực của mình một cách hợp lý và trung thực, cho mục đích cụ thể được giao cho và không được vượt quá quyền hạn của mình.
* Thủ tục xét xử phải công bằng
* Nhà nước thực thi bổn phận của mình phải tuân thủ luật quốc tế.
 
==Đặc điểm==
=== Sự bình đẳng trước pháp luật ===