Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Pháp quyền”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Thêm nội dung không nguồn
Dòng 12:
Nhà nước pháp quyền hình thức [[Nhà nước]] [[cộng hòa]] trong đó Nhà nước xây dựng nên [[luật pháp|pháp luật]] để quản lý [[xã hội]] và tự đặt mình dưới pháp luật. Mọi cơ quan Nhà nước đều phải được tổ chức và chỉ được phép hoạt động trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Công dân tuân thủ, thi hành và sử dụng pháp luật. [[Quyền công dân]] được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Trong Nhà nước pháp quyền, ba ngành [[cơ quan lập pháp|lập pháp]], [[quyền hành pháp|hành pháp]] và [[tư pháp]] độc lập với nhau. Vai trò của [[tòa án]] được đề cao. Điều kiện để có một Nhà nước pháp quyền là phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp và kịp thời. Điều này đòi hỏi công tác xây dựng pháp luật và pháp điển hóa không ngừng được thực hiện. Nhà nước pháp quyền dựa trên nguyên tắc [[dân chủ]]. Dân chủ là nền tảng để hoàn chỉnh pháp luật. Pháp luật là công cụ để bảo vệ quyền công dân.
 
Nhà nước pháp quyền là nhà nước nơi những người được ủy giao trọng trách thông qua phiếu bầu phải có trách nhiệm với những luật lệ mà họ ban ra. Lý thuyết phân quyền của [[Montesquieu]] vốn là nền tảng cho phần lớn Nhà nước phương Tây hiện đại khẳng định sự phân chia 3 quyền (lập pháp, hành pháp và tư pháp) và những giới hạn của 3 thứ quyền lực này. Ví dụ trongTrong mô hình dân chủ nghị viện, quyền lập pháp (Nghị viện) hạn chế quyền lực của phía hành pháp (Chính phủ): Như vậynên chính phủ không thể tự do hành động theo sở thích của mình và phải luôn có được sự hậu thuẫn của Nghị viện, nơi thể hiện ý chí và nguyện vọng của dân chúng. Cũng như thế, tư pháp cho phép tạo ra sự đối trọng đối với một số quyết định của chính phủ. Khi 3 nhánh quyền lực được phân chia, mỗi nhánh đều muốn và tìm cho mình những quyền lực mới để mở rộng quyền lực cho mình. Khả năng của mỗi nhánh quyền lực mở rộng là khác nhau, như vậy sự mất cân bằng trong 3 nhánh quyền lực sẽ bị lệch và đi tới thoái hóa pháp quyền. Làm sao để nhà nước pháp quyền được ổn định và duy trì sự cân bằng quyền lực giữa 3 nhánh.
 
Như vậy, Nhà nước pháp quyền đối lập với các thể chế quân chủ tuyệt đối với thứ quyền lực thần thánh (Trong các chế độ trước, hoàng đế có quyền lực tối thượng, giống như [[Louis XIV của Pháp|Louis XIV]] đã từng nói: Ta chính là Nhà nước) và cũng đối lập với các thể chế độc tài, nơi chính quyền hành động bất chấp các quyền căn bản. Nhà nước pháp quyền cũng không đòi hỏi tất cả luật pháp đều phải là luật thành văn. Ví dụ như [[Hiến pháp Anh Quốc]], dựa trên các tập quán là chủ yếu. Trong trường hợp như thế, những người được giao phó [[quyền lực]] phải tuân thủ luật pháp thep [[tập quán]] với sự tôn trọng các quyền căn bản tương tự như trong [[hệ thống luật thành văn]].