Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thái hậu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 39:
Tại chế độ của Đế quốc Ottoman, 「'''Valide Sultan'''; والده سلطان‎」, ''"Mẹ của Sultan"'' hay ''"Quốc mẫu"'', là danh hiệu dành cho những người mẹ còn sống của các Sultan đang trị vì. Và cũng như các triều đại Đông Á, thì danh xưng này như một tước hiệu độc lập và có địa vị trong hoàng thất rất cụ thể, họ thường là đứng đầu của cả hậu cung chứ không chỉ là ''"góa phụ"'' như Châu Âu, đồng thời chỉ những mẹ ruột của các vị Sultan mới có được danh xưng này<ref>Duy nhất có [[Perestu Kadın]] là mẹ nuôi của [[Abdul Hamid II]] vẫn được tôn danh xưng.</ref>. Và cũng như các triều đại [[Đông Á]] xem trọng [[Nho giáo]], lấy chữ ''"Hiếu"'' làm đầu và rất coi trọng người mẹ, các vị Sultan theo [[Hồi giáo]] cũng xem trọng quyền lợi của mẹ mình<ref>{{cite web|url=http://www.beliefnet.com/Love-Family/Holidays/Mothers-Day/Can-Muslims-Celebrate-Mothers-Day.aspx?p=2# |title=Muslims can celebrate Mothers Day because honoring your mother comes right after worshipping God. |publisher=Beliefnet.com |date=2011-02-17 |accessdate=2015-05-15}}</ref>. Từ những quan niệm đó, các vị ''Valide Sultan'' cũng có quyền hành tuyệt đối trong triều đình, họ đứng trên tất cả phụ nữ trong hậu cung, và khi Sultan còn nhỏ hoặc quá phụ thuộc vào họ thì họ hoàn toàn có thể can thiệp chính trị. Và cho dù 「''"Sultan"''; والده‎」 được dùng không chỉ mẹ, chị em, con gái của Sultan, mà một số Hậu phi của Sultan cũng được dùng danh xưng này kèm theo tên hiệu riêng. Từ sau [[thế kỉ 17]], hậu cung Ottoman có danh hiệu riêng cho Hậu phi như ''"Kadin"'', thì ''"Sultan"'' chỉ còn dùng cho mẹ của Sultan cùng chị em hoặc con gái của Sultan mà thôi. Các ''Valide Sultan'' cũng là những người phụ nữ duy nhất không phải con gái Sultan mà vẫn có danh xưng này.
 
Chế độ của Đế quốc Mughal, có danh hiệu 「'''Padshah Begum'''; پادشاہ بیگم」 không chỉ dùng cho vợ cả của Hoàng đế, mà là chị em gái, hoặc là mẹ của Hoàng đế, chỉ cần người giữ danh hiệu này còn sống thì sẽ đi theo kể từ khi ban phong, sau khi người đó qua đời thì huy hiệu này mới giao cho người kế nhiệm (giống trường hợp tước hiệu [[Tawananna]]). Ngoại trừ ''"Padshah Begum"'' thì không còn danh hiệu đặc thù địa vị nữ quyến nào tồn tại trong hoàng tộc Mughal. Thường thấy nhất, từ Chính thê, Thứ thê, Thị thiếp đến con gái của Hoàng đế đều có thành tố ''Begum'' sau tên hiệu chính thức, ngoài ra còn có ''Bai'', ''Mahal'', ''Nazuk Badan'',... Tuy nhiên, đa phần lớn trong lịch sử Mughal, gia phong tước hiệu cho Thê thiếp hoặc Đế mẫu chỉ là mỹ hiệu tùy hứng mà không có thứ tự như chế độ Ottoman. Ví dụ [[Hamida Banu Begum]], mẹ của Hoàng đế [[Akbar]], được con trai dâng tôn hiệu 「''Maryam Makani''」, có nghĩa là ''"Đức mẹ của hai Thế giới"'', mẹ của Hoàng đế [[Shah Jahan]] là [[Jagat Gosain]] được tôn xưng 「''Bilqis Makani''」, có nghĩa là ''"Quý phu nhân của nơi Thần thánh Pure Abodes"'', lại như Hoàng hậu [[Nur Jahan]] của Hoàng đế [[Jahangir]] ban đầu có phong hiệu 「''Nur Mahal''」 có nghĩa là ''"Ánh sáng của Hoàng cung"'', sau lại chuyển thành như hiện tại có nghĩa ''"Ánh sáng của Thế giới"'',... Những tước hiệu này hoàn toàn không có quy luật về địa vị, đơn giản là mỹ hiệu.
 
== Nhân vật đáng chú ý ==