Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngỗi Hiêu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 18:
Mùa hạ năm sau, [[Khởi nghĩa Xích Mi|nghĩa quân Xích Mi]] vào Quan, vùng Tam Phụ nhiễu loạn. [[Hán Quang Vũ Đế|Quang Vũ đế]] lên ngôi ở Hà Bắc, Hiêu khuyên đế theo về với Quốc tam lão [[Lưu Lương]] – chú của Quang Vũ đế - Canh Thủy đế không nghe. Các tướng muốn bắt Canh Thủy đế về miền đông, ông cũng tham dự. Việc bị phát giác, Canh Thủy đế sai sứ triệu Hiêu, ông xưng bệnh không đi, rồi cùng bọn Vương Tuân, Chu Tông đưa quân cố thủ. Chấp kim ngô Đặng Diệp đến vây, Hiêu đóng cửa chống lại; đến lúc hoàng hôn thì phá vây, cùng vài mươi kỵ binh phá cửa quan Bình Thành, chạy về Thiên Thủy. Ông lại tập hợp bộ hạ, chiếm cứ đất cũ, tự xưng Tây Châu thượng tướng quân <ref>Người đời Hán, Tấn gọi [[Lương Châu, Cam Túc|Lương Châu]] là Tây Châu, nay là một dải trung bộ và tây bắc bộ tỉnh Cam Túc</ref>.
 
Khi Canh Thủy đế thất bại, kỳ lão, sĩ đại phu Tam Phụ đều theo về chỗ Hiêu. Ông hành xử khiêm nhường, cung kính, hạ mình mặc áo vải tiếp đón, kết giao với kẻ sĩ. Lấy người Trường An là [[Cốc Cung]], vốn là Bình Hà đại doãn nhà Tân, làm Chưởng dã đại phu, người Bình Lăng là [[Phạm Thuân]] làm sư hữu, [[Triệu Bỉnh]], [[Tô Hành]], [[Trịnh Hưng (Đông Hán)|Trịnh Hưng]] làm tế tửu, [[Thân Đồ Cương]], [[Đỗ Lâm]] làm trì thư, Dương Quảng, Vương Tuân, Chu Tông cùng người Bình Tương là [[Hành Tuần]], người A Dương là [[Vương Tiệp]], người Trường Lăng là [[Vương Nguyên]] làm Đại tướng quân, thân thuộc ở Đỗ Lăng, Kim Đan làm tân khách. Nhờ vậy mà nổi danh Tây Châu, lan đến Sơn Đông.
 
==Xưng thần với Hán==