Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Nếu là fact thì sẽ có cả đống nguồn viết như vậy, sao ông không kiếm được?
Thẻ: Lùi sửa Đã bị lùi lại
Đã lùi lại sửa đổi 64013361 của Tonggiang123 (thảo luận) nếu có tranh cãi mời thêm {{fact}} vào hoặc vào trang thảo luận; không lùi sửa những sửa đổi chính tả
Thẻ: Lùi sửa
Dòng 4:
Việc '''bầu cử tổng thống Hoa Kỳ''' là việc chọn lựa người làm [[tổng thống Hoa Kỳ]] trong nhiệm kỳ 4 năm, bắt đầu từ trưa Ngày Nhậm chức (20 tháng 1 năm sau cuộc bầu cử). Các cuộc bầu cử được chính quyền mỗi [[tiểu bang Hoa Kỳ|tiểu bang]] (chứ không phải do [[Chính phủ liên bang Hoa Kỳ|Chính phủ liên bang]]) tổ chức.
 
Bầu cử tổng thống diễn ra 4 năm một lần. Cuộc [[Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, 2016|bầu cử gần đây nhất]] diễn ra vào ngày 8 tháng 11 năm 2016. Cuộc [[Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2020|bầu cử kế tiếp]] sẽ diễn ra vào ngày 3 tháng 11 năm 2020. Các cuộc bầu cử diễn ra vào Ngày Bầu cử, ngày thứ ba sau ngày thứ hai của tuần đầu tiên trong tháng 11 mỗi 4 năm. Tuy vậy người dân cũng có thể bỏ phiếu sớm bằng những hình thức như bỏ phiếu qua thư.
 
Bầu cử tổng thống là một quá trình gián tiếp. Theo hiến pháp, chỉ có [[Đại cử tri đoàn Hoa Kỳ]] mới có quyền bầu chọn tổng thống trực tiếp. Các thành viên trong đại cử tri đoàn cho mỗi tiểu bang được người dân tiểu bang đó chọn, và theo nguyên tắc họ phải bầu cho ứng viên Tổng thống dành đa số phiếu phổ thông ở tiểu bang của mình (trừ hai bang Maine và Nebraskaquyềnquy định khác). Cũng có trường hợp đại cử tri bầu chokhác bấtvới cứkết quả nhânphiếu nàobầu phổ thông của tiểu bang, nhưng họnhững rấttrường hợp như vậy hiếm khi bầuxảy chora những nhânchưa vậttừng khácảnh ngườihưởng đượcđến chỉkết địnhquả bầu cử chung cuộc. Số phiếu được đếm và chứng nhận vào đầu tháng 1 năm sau. Người nào giành được trên nửa số phiếu đại cử tri sẽ là người thắng cuộc.
 
== Luật lệ bầu cử ==
Dòng 34:
* Một số bang chọn cách thức [[bầu cử sơ bộ]] (hay gọi là primary): những cử tri có đăng ký bỏ phiếu chọn đại diện trực tiếp tham dự đại hội đảng.
 
Trong các cuộc bầu cử sơ bộ, cử tri không chọn trực tiếp ứng cử viên đảng mình mà bầu các đại biểu. Những người này sẽ bầu úngứng cử viên đảng. Đảng Dân chủ theo hệ thống tỷ lệ, ứng cử viên sẽ được số đại biểu tùy theo số phiếu. Trong khi đảng Cộng hòa đa số theo nguyên tắc "winner takes all" (người thắng cuộc sẽ được tất cả các đại biểu trong bang).<ref>[http://www.spiegel.de/politik/ausland/us-vorwahlen-so-funktioniert-das-wahlsystem-in-den-usa-a-1061147.html#sponfakt=6 Eins plus eins macht 3 ], spiegel, 3.3.2016</ref>
 
Để được chọn ra tranh cử tổng thống, ứng cử viên đảng Dân chủ phải có được sự ủng hộ 2383 phiếu từ 4764 đại biểu, còn đảng Cộng hòa thì phải được 1237 phiếu từ 2472 đại biểu.
Dòng 44:
 
=== Giai đoạn vận động tranh cử ===
Đây là giai đoạn quyết định trong quá trình tranh cử tổng thống. Đây là thời điểm ứng viên của hai đảng lớn (Dân chủ và Cộng hoà) đối đầu trực tiếp với nhau.
 
Họ phải chi những khoản tiền khổng lồ cho cuộc vận động. Hai ứng viên tổ chức những hoạt động quảng cáo, tuyên truyền nhằm lôi kéo sự ủng hộ. Và cử tri cũng rất quan tâm tới các cuộc tranh luận trên truyền hình giữa hai ứng viên.
Dòng 55:
 
=== Giai đoạn tiến hành bầu cử ===
Cuộc bầu chọn tổng thống Hoa Kỳ được tổ chức vào ngày thứ Ba sau thứ Hai đầu tiên của tháng 11.
 
Tổng số [[Đại cử tri Đoàn (Hoa Kỳ)|Đại Cử tri]] của Hoa Kỳ là 538 người. Một ứng viên muốn trở thành tổng thống phải giành được số phiếu tối thiểu là 270. Việc sử dụng Đại cử tri thay cho việc Cử tri phổ thông bầu trực tiếp tổng thống có nguyên nhân lịch sử và xã hội. Do trong quá khứ, lãnh thổ Hoa Kỳ quá rộng lớn khiến cho việc Cử tri phổ thông đi bầu trực tiếp gặp nhiều khó khăn nên Chính quyền mới sử dụng phương pháp bầu gián tiếp thông qua Đại cử tri. Việc này sẽ giúp quá trình kiểm phiếu nhanh hơn khi số lượng phiếu được kiểm thấp hơn rất nhiều (299 phiếu so với dân số nhiều triệu người của Hoa Kỳ lúc mới lập quốc).<ref>https://www.project-syndicate.org/commentary/understanding-us-electoral-college-by-elizabeth-drew-2016-08?barrier=true</ref>
 
Ở các tiểu bang (ngoại trừ Maine và Nebraska), về lý thuyết, ứng viên nào giành được [[Đầu phiếu đa số tương đối|đa số tương đối]] phiếu phổ thông thì giành được toàn bộ phiếu đại cử tri của tiểu bang đó. Đây được gọi là nguyên tắc "Được ăn cả, ngã về không" (the winner takes all). Điều này khiến cho về mặt lý thuyết một ứng ứng cử viên chỉ cần giành được 142/538 phiếu đại cử tri ở 11 bang có nhiều đại cử tri nhất là đã có thể trúng cử (28/55 ở California, 18/34 ở Texas, 16/31 ở New York, 14/27 ở Florida, 11/21 ở Illinois, 11/21 ở Pennsylvania, 11/20 ở Ohio, 9/17 ở Michigan, 8/15 ở Georgia, 8/15 ở Bắc Carolina và 8/15 ở New Jersey - Tổng số phiếu đại cử tri ở 11 bang này là 271/538 phiếu, đủ để trở thành Tổng thống). Tuy nhiên, trong thực tế thì từng có những đại cử tri đã bỏ phiếu ngược lại so với kết quả phiếu phổ thông. Từ khi hình thành hệ thống đại cử tri đến năm 2012, đã xuất hiện 157 đại cử tri bỏ phiếu ngược với lá phiếu họ đã cam kết với cử tri phổ thông trước đó, tuy vậy những trường hợp này không làm ảnh hưởng đến kết quả bầu cử chung cuộc. Có 21 bang không có quy định bắt buộc Đại cử tri phải tuân thủ theo số phiếu phổ thông<ref>http://www.snopes.com/2016/11/11/the-electoral-college-and-the-popular-vote/</ref>
 
== Nhận xét ==
Dòng 65:
Thủ tướng Singapore [[Lý Quang Diệu]], trong cuốn sách "Lý Quang Diệu - Bàn về Trung Quốc, Hoa Kỳ và thế giới", cho rằng:
*Chế độ bầu cử của Mỹ đòi hỏi Ứng cử viên phải cho đi thật nhiều để giành được phiếu bầu, để đánh bại đối thủ trong cuộc bầu cử tiếp theo lại phải cho đi nhiều hơn nữa. Một quá trình đấu giá không bao giờ chấm dứt – còn chi phí, các khoản [[nợ]] nần sẽ do thế hệ sau trang trải.
* Các vị Tổng thống khó được tái đắc cử nếu họ đưa cho người dân của mình một chính sách sai. Cho nên, có xu hướng trì hoãn, lần lữanữa các chính sách gây tranh cãi để giành chiến thắng trong bầu cử. Cứ thế. các vấn đề như [[thâm hụt ngân sách]], nợ nần và tỉ lệ [[thất nghiệp]] cao được đẩy từ chính quyền này sang chính quyền tiếp theo. Do vậy, nước Mỹ hiếm có những nhà lãnh đạo sẵn sàng mạo hiểm làm những điều mà họ cho là tốt cho nước Mỹ, vì họ sợ bị thất cử.
*Trước kia, giới học giả và báo chí Mỹ được tự do thảo luận về những bất cập và yếu kém của nước Mỹ. Nhưng kể từ khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam, cử tri Mỹ tỏ ra không thích lắng nghe những tranh luận về những vấn đề quá hóc búa so với hiểu biết của họ. Việc tranh cử ở Mỹ có xu hướng biến thành một cuộc thi về [[vận động hành lang]] và [[quảng cáo]] thay vì một cuộc đấu trí về tầm nhìn lãnh đạo. Xét từ một quy trình như thế, những lãnh đạo tài năng nhưng ít quan hệ công chúng như [[Wiston Churchill]] hay Roosevelt hoặc [[De Gaulle]] sẽ khó lòng xuất hiện được.