Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kiều-trần-như”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
thay đổi nhỏ từ ngữ
Dòng 29:
|website =
}}
'''A-nhã Kiều-trần-như''' ({{lang-sa|Ajñāta Kauṇḍinya}}, {{lang-pi|Añña Koṇḍañña}}, chữ Hán: 阿若·憍陳如) là vị đệ tử xuất gia và chứng quả [[A-la-hán]] đầu tiên của [[đức Phật]], là thành viên đầu tiên của [[Tăng đoàn]], có pháp lạphạ cao nhất.
 
== Thân thế Bà-la-môn ==
Dòng 35:
 
Vào thời điểm vương tử [[Tất-đạt-đa Cồ-đàm]] đản sinh, ông hãy còn là một đạo sĩ [[Bà-la-môn]] trẻ tuổi nhưng cực kỳ thông tuệ, sống ở thành [[Ca-tỳ-la-vệ]]. Khi đó, vua [[Tịnh Phạn]] đã cho mời nhiều [[sa-môn]] học rộng tài cao, trong đó có cả Kiều-trần-như, vào triều dự lễ đặt tên cho thái tử. Tất cả các đạo sĩ Bà-la-môn sau khi quan sát [[tướng mạo]] đặc biệt của thái tử, đều cho rằng sau này thái tử hoặc sẽ trở thành một vị Chuyển luân vương (''Cakravarti-raja''). Chỉ riêng Kiều-trần-như quả quyết rằng, thái tử sẽ hoàn toàn thoát tục và trở thành một bậc [[giác ngộ]] (''bodhi'') vĩ đại. Tương truyền, cái tên Tất-đạt-đa của thái tử là do Kiều-trần-như và 4 đạo sĩ Bà-la-môn khác là Bạt-đề (Bhardrika - Bhaddiya), Bà-sư-ba (Vaspa - Vappa), Ma-ha-nam (Mahanama) và [[A-thuyết-thị]] (Asvajit - Assaji) đặt. Vì thế, do cơ duyên này, về sau, khi nghe tin vị tu sĩ trẻ Tất-đạt-đa, cũng chính là vị thái tử năm xưa, đang tu khổ hạnh rừng Khổ Hạnh (Tapovana), Kiều-trần-như cùng 4 đạo sĩ trên đã tìm đến để cùng tu tập.
 
Cũng có thuyết cho rằng, việc Kiều-trần-như cùng 4 đạo sĩ đến rừng Khổ Hạnh là do vua Tịnh Phạn phái đi.
 
Khi đức Cồ Đàm (Gautama - Gotama - tức thái tử Tất Đạt Đa) tìm đến đạo tràng của đạo sư Uất Đầu Lam Phất (Udraka Ramaputra - Uddaka Ramaputta), ở vùng phụ cận phía Nam kinh thành Vương Xá,  của vương quốc Ma Kiệt Đà để xin học đạo, Ngài đã gặp sa môn Kiều Trần Như nơi đây. Hai vị sa môn dần dần kính mến nhau về thông minh tài trí và đức hạnh thanh cao, mà trở thành tri kỉ của nhau. Không những sa môn Kiều Trần Như đã coi sa môn Cồ Đàm là một người bạn tri kỉ, mà còn hơn nữa, là một bậc thầy.