Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Dương Quang, Gia Lâm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
chia mục dễ rút gọn
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 59:
 
Dương Quang là một xã có bề dày truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm vốn cần cù chịu thương chịu khó, lại đang sở hữu cụm di tích lịch sử quý hiếm, Dương Quang đang ngày một khởi sắc trên con đường xây dựng quê hương giàu đẹp, tiến bộ và văn minh.
 
=Di tích=
'''Chùa Báo Ân'''
 
Chùa tọa lạc gần dòng sông Thiên Đức thuộc hương Siêu Loại, phủ Thuận An, lộ Bắc Giang Hạ. Ngôi chùa gắn liền với Thiền phái Trúc Lâm và Phật hoàng Trần Nhân Tông. Là chùa duy nhất ven kinh thành Thăng Long thời bấy giờ và sư tổ Phật hoàng Trần Nhân Tông đã lấy nơi đây làm cứ địa để Hoằng pháp. Sau đó, sư Pháp Loa đã được sư tổ giao cho trụ trì chùa Báo Ân. Và chùa đã nhiều lần được trùng tu trong các triều đại nhà Trần. Ngôi chùa là một đại danh lam của Thiền phái Trúc Lâm. Trước nhà thờ tổ có câu đối ca ngợi công đức của vua Trần Nhân Tông và triều đại nhà Trần:
 
''Nhất đới quân chiêm công đức thủy''
 
''Thiên thu hợp tụng đế vương cưng.''
 
Năm 1308, Trần Nhân Tông đã về đây truyền trao tổng vị thứ hai cho Thiền sư Pháp Loa có sự chứng kiến của vua Trần Thánh Tông, sư tổ đã giao cho Pháp Loa trông nom toàn bộ chùa và hệ thống chùa Trúc Lâm. Đến ngày 10 tháng 10 năm 1308, sư tổ Trần Nhân Tông có về thăm Hoàng Hậu và có ghé thăm chùa Báo Ân và có ở một ngày đêm và ăn cháo tại chùa và căn dặn các đệ tử giữ gìn Thiền phái Trúc Lâm. Sau đó nhà Trần đã nhiều lần trùng tu, duy tu chùa Báo Ân là nơi Hoằng pháp của khu vực gần thành Thăng Long. Năm 2002, viện Bảo tàng lịch sử Việt Nam đã tiến hành khai quật và thu được nhiều cổ vật có giá trị ngư chuông đồng cổ, đại tự câu đối, hệ thống tượng pháp... Chùa được xếp hạng di tích ngày 3/9/2003. Lễ hội chùa Báo Ân diễn ra vào ngày 14 tháng Tư âm lịch hàng năm.
 
'''Cụm di tích đình chùa Yên Mỹ'''
 
Chùa Yên Mỹ tọa lạc tại thôn Yên Mỹ (làng Đầu), hương Siêu Loại, phủ Thuận An nay là thôn Yên Mỹ, xã Dương Quang, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Chùa được xây dựng vào thế kỷ XVIII - XIX, các di vật quý còn được giữ lại như chuông đồng, bát hương, cùng hệ thống tượng pháp... Đình Yên Mỹ được xây dựng cách đây khoảng 700 năm, thờ vị thành hoàng làng, Quảng Độ Đại Vương giúp dân dẹp loạn 12 xứ quân. Lễ hội đình Yên Mỹ được tổ chức hàng năm vào ngày 12 đến 13 tháng 3 âm lịch với nhiều nghi thức tế lễ, phần hội với nhiều trò chơi thu hút đông đảo người dân địa phương và vùng lân cận như Bắc Ninh, Hưng Yên. Cụm di tích Đình chùa Yên Mỹ đã được thành phố xếp hạng di tích ngày 19/3/2007.
 
'''Đình Lam Cầu'''
 
Đình Lam Cầu được xây dựng tại thôn Lam Cầu vào cuối thời Hậu Lê thờ vị thần Long Đỗ hiệu là Quảng Lợi Bạch Mã đại vương. Đình có kết cấu 2 gian, 2 dĩ, 4 góc đao có mái cong, được thành phố xếp hạng di tích 19/3/2007.
 
=Chú thích=