Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bạc xỉu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Bạc xỉu, món thức uống phổ biến do người Hoa sáng tạo ở vùng Sài Gòn-Chợ Lớn.
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 12:45, ngày 10 tháng 11 năm 2020

Bạc Xỉu là một món đồ uống có nguồn gốc từ người Hoa sống ở vùng Sài Gòn-Chợ Lớn hồi những năm thập niên 1950-1960 và là món thức uống phổ biến ở khu vực này và các vùng xung quanh. Bạc xỉu khá giống với cà phê sữa nhưng chỉ khác ở chỗ nếu cà phê sữa thì phần cà phê nhiều hơn phần sữa thì bạc xỉu lại ngược lại là phần sữa nhiều hơn phần cà phê.

Tên gọi

Bạc xỉu là từ của tiếng Quảng Đông, thứ ngôn ngữ người Hoa dùng phổ biến tại khu buôn bán Sài Gòn - Chợ Lớn thời bấy giờ. "Bạc xỉu" được gọi đầy đủ là "bạc tẩy xíu phé", bạc là màu trắng, tẩy là cái ly không, xỉu là một chút, và phé là cà phê, ý nói món đồ uống từ sữa nóng, pha thêm chút cà phê.[1]

Nguồn gốc

Bạc xỉu là một trong những thức uống độc đáo nhất sinh ra ở Sài Gòn, là sản phẩm pha trộn của ba nền văn hóa Hoa-Việt-Pháp.

Cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn có lẽ đi sớm hơn người Việt trong kinh doanh hàng quán, trong đó có cà phê. Vào thời gian đầu, cà phê hay cà phê sữa vẫn rất khó uống đối với phụ nữ và trẻ con vì họ không quen vị đắng của cà phê, mãi sau này công thức pha cà phê sữa ở Sài Gòn được người Hoa biến đổi theo cách giảm tỷ lệ cà phê, tăng tỷ lệ sữa trong ly thức uống để những người khó uống cà phê nhất vẫn thấy thích uống. Nhiều người Sài Gòn còn quả quyết, bạc xỉu ra đời là để dành cho đám con nít theo ba, hay phụ nữ theo chân bạn bè (là đàn ông) tới quán cà phê. Trẻ nhỏ hay phụ nữ không quen với vị đắng gắt của cà phê đen, nhưng cũng không thể hững hờ với mùi hương quyến rũ. bạc sỉu kết nối họ lại. Bạc xỉu cũng rất thích hợp khi ăn chung với bánh tiêu và giò cháo quẩy.[2]

Tham khảo

  1. ^ “Bạc xỉu: Câu chuyện sữa - cà phê của người Sài Gòn”. Báo Vietnamnet.
  2. ^ “Bạc sỉu, di sản Sài Gòn xưa”. Báo Thanh Niên.