Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ý thức xã hội”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Thêm một hay nhiều mục vào danh sách Soạn thảo trực quan
Thẻ: Thêm một hay nhiều mục vào danh sách Soạn thảo trực quan
Dòng 35:
*''Ý thức xã hội có tính độc lập tương đối trong mối quan hệ với tồn tại xã hội.'' Do sức ỳ của ý thức xã hội, những tác động qua lại về lợi ích trong xã hội và do bản chất là sự phản ánh của tồn tại xã hội nên một số yếu tố của ý thức xã hội cụ vẫn tồn tại và phát huy ảnh hưởng trong tồn tại xã hội mới. Tuy nhiên, trong những điều kiện nhất định, một số yếu tố của ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội. Trong quá trình phát triển của ý thức xã hội, các tư tưởng, quan điểm… thường có sự kế thừa lẫn nhau, nó là sự thống nhất giữa giữ gìn và loại bỏ, do đó cần phải chống khuynh hướng "bảo thủ" và "phủ định sạch trơn".
*''Giữa các hình thái ý thức xã hội luôn có sự xâm nhập, ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau''. Ở mỗi thời kỳ lịch sử nhất định thường có một hình thái ý thức xã hội nổi lên đóng vai trò chủ đạo, chi phối các hình thái ý thức xã hội khác. Do đó, việc tìm hiểu sự tác động lẫn nhau giữa các hình thái ý thức xã hội có ý nghĩa thực tiễn lớn.
*Ý thức xã hội có thể tác động mạnh mẽ trở lại tồn tại xã hội; nó có thể thúc đẩy sự phát triển của tồn tại xã hội khi phản ánh đúng quy luật vận động của tồn tại xã hội; thậm chí kìm hãm sự phát triển của tồn tại xã hội khi phản ánh không đúng quy luật vận động của tồn tại xã hội.