Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nam Hồng Sơn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 43:
Những võ sĩ này thi đấu khắc 3 miền và dành được nhiều giải thưởng lớn mang về cho môn phái.
Còn một số đã đi theo cách mạng trong các đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam và trở thành các sĩ quan huấn luyện võ thuật.
Tuy tuổi lúc này đã cao, năm 1960-1962 cụ Sáu Tộ vẫn tham gia giảng dạy một lớp võ do Bộ giáo dục tập chung toàn miền Bắc, các giáo viên về tập huấn (hơn 300 giáo viên đã về trường sư phạm Hà Nội). Đến năm 1984 cụ Sáu Tộ đã qua đời. Trước khi mất cụ đã truyền lại ngôi trưởng môn phái Nam Hồng Sơn cho con trai cả là Nguyễn Văn Tỵ. Được sự giúp đỡ của Sở Thể dục Thể thao Hà Nội và hội Võ thuật Hà Nội. Môn phái Nam Hồng Sơn đã khởi sắc. Tuyển sinh và phát triển với rất nhiều võ đường hoạt động vệ tinh trong các nhà văn hóa và các trung tâm thể dục thể thao trong các quận, huyện nội và ngoại thành Hà Nội, với số huấn luyện viên đông đảo làm nòng cốt có chuyên môn lâu năm, giảng dạy chất lượng cao. Nên thường xuyên số võ sinh theo học môn phái Nam Hồng Sơn có tới hàng ngàn em. Trong các kỳ hội diễn hàng năm, môn phái Nam Hồng Sơn đã tham gia nhiều tiết mục nhất và cũng giành được nhiều huy chương vàng-bạc-đồng. Ngoài ra môn phái Nam Hồng Sơn cũng có đóng góp một số võ sinh tham gia vào các câu lạc bộ khác như: Whusu-Pencat Silat và cũng thu được kết quả đáng khích lệ ở [[SEA Games]] và Ý với những huy chương vàng-bạc-đồng của các em (Hồng Hải; Thu Hương; Thanh Loan v.v,...). Vì mục đích đào tạo một con người vừa có tài, vừa có đức. Môn phái Nam Hồng Sơn đã đề ra môn quy. Tất cả các võ sinh muốn theo học môn phái Nam Hồng Sơn đều phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy ước.
 
Trưởng nam của ông, võ sư [[Nguyễn Tỵ]] từ năm lên 9 tuổi đã được cha truyền dạy võ. Vào năm [[1954]], khi ông lên tuổi 17, ông đã dạy lớp võ đầu tiên để [[tự vệ]] quê nhà tại [[làng]] [[Văn Hội]], [[huyện]] [[Thường Tín]], [[Thành phố]] [[Hà Nội]]. Trong thời gian [[chiến tranh Việt Nam|chiến tranh chống Mĩ]], võ sư Nguyễn Văn Tỵ phải gác võ thuật sang một bên và bước sang lĩnh vực [[đàn]] [[ghi-ta|guitar]], suốt từ năm [[1957]] đến năm 1984.