Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thái hậu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 41:
Cũng như văn hóa Đông Á vì xem trọng chữ ''"Hiếu"'' mà để người mẹ lên trên, văn hóa Hồi giáo cùng bản địa Ấn Độ cũng đều xem trọng quyền lợi của người mẹ, đặc biệt là mẹ của các vị Vua, do đó trong lịch sử Đế quốc Ottoman cùng Mughal đều có các Thái hậu can dự chính sự, Đế quốc Ottoman còn phải trải qua thời kỳ Nữ hậu chuyên chính được gọi là 「'''Kadınlar saltanatı'''」, khi không chỉ các Thái hậu mà các Hoàng hậu cùng Công chúa hoàng gia cũng dùng địa vị ''"Sultan"'' can dự chính sự.
 
=== Vùng văn hóa Đông Nam Ákhác ===
Vùng văn hóa [[Đông Nam Á]] như [[Miến Điện]], [[Thái Lan]] cùng [[Campuchia]] đều có ngôn ngữ bản địa mạnh, việc gia phong vị hiệu không chỉ thay đổi theo từng quốc gia mà là từng triều đại của mỗi quốc gia. Nhìn chung, các người vợ của Quốc vương đều xuất thân từ vương thất, dù từng là Vương hậu hay chưa, sau khi có con trai là Tân vương kế nhiệm liền sẽ có tôn hiệu đặc thù mà đa phần là huy hiệu với ý nghĩa tôn vinh, hoặc là tên riêng của bà.
 
Xét ví dụ về trường hợp vương thất Thái Lan, có rất nhiều cấp bậc dành cho Vương hậu, ngoài Chính hậu còn có Thứ hậu, các Vương phi chính thức có địa vị cao và Thứ phi cùng Ngự thiếp có địa vị thấp đều được quy định rõ ràng. Vương hậu [[Saovabha Phongsri]], bà từng là 「''"Somdet Phra Nang Chao '''Saovabha Phongsri''' Phra Boromma Rajini Nat"''; สมเด็จพระนางเจ้าเสาวภาผ่องศรี พระบรมราชินีนาถ」, sau khi con trai kế nhiệm liền được dâng danh hiệu 「'''Borommarachini'''; พระบรมราชชนนี」 có nghĩa tương đương ''"Vương mẫu bệ hạ"'' hay ''"Đức bà Vương mẫu"'', khẳng định địa vị mẹ của Quốc vương. Nếu không phải Vương hậu mà là Vương phi có con trai kế thừa Vương vị, như trường hợp của [[Srinagarindra]], thì bà sẽ được dâng tôn hiệu 「'''Borommaratchachonnani'''; บรมราชชนนี」. Tại vương thất Miến Điện, tuy rằng có xuất hiện danh từ ám chỉ Thái hậu là 「'''Pwa Saw'''; ဖွားစော」, nhưng tôn hiệu của một Vương mẫu lịch sử Miến Điện lại không có một danh từ cụ thể mà thường là mỹ tự, đôi khi là tên thật, hoặc biệt danh và phổ biến nhất là huy hiệu khi trở thành Vương hậu. Ví dụ như mẹ của Quốc vương [[Alaungpaya]] là Đức bà [[Saw Nyein Oo]], sau khi con trai lên ngôi được tôn danh xưng danh hiệu 「'''Maha Devi'''; မဟာဒေဝီ」 - trong đó ''"Maha"'' nghĩa là vĩ đại, còn ''"Devi"'' là một mỹ tôn trong văn hóa Ấn Độ mang nghĩa nữ thần. Lại như mẹ của các Quốc vương [[Naungdawgyi]], [[Hsinbyushin]] và [[Bodawpaya]], Đức bà [[Yun San]], bà có đầy đủ tôn xưng kể từ khi trở thành Chính hậu của Alaungpaya là ''Maha Mingalar Yadanar Dhipati Thirirajasanda Devi'' (မဟာမင်္ဂလာရတနာဓိပတိသီရိရာဇာစန္ဒာဒေဝီ), nhưng hay được gọi tắt thành 「'''Sanda Devi'''; စန္ဒာဒေဝီ」.
 
Tại [[Châu Phi]], các Thái hậu hay ''"Vương mẫu"'' có vai trò rất lớn trong các Bộ quốc hoặc Vương quốc, đặc biệt là với [[người Akan]], đây được cho là tàn dư [[chế độ mẫu hệ]]. Tại những vùng đất bị ảnh hưởng bởi văn hóa Akan như [[Ghana]], luôn có một Thái hậu bên cạnh bộ máy cai trị chính thức<ref name=":7">{{Cite journal|jstor = 4187478|title = Women's Voices in Akan Juridical Discourse|last1 = Obeng|first1 = Samuel|date = 2002|journal = Africa Today|doi = 10.1353/at.2002.0008|pmid = |last2 = Stoeltje|first2 = Beverly J.|issue = 1|volume = 49|pages = 21–41|s2cid = 145539094}}</ref>. Vai trò của một Thái hậu rất to lớn, có toàn quyền ảnh hưởng lên cách cai trị của một vị Vua của Bộ quốc hoặc Vương quốc mà không bị ngăn cản, ví dụ có [[Yaa Asantewaa]]. Trong ngôn ngữ Akan, Thái hậu được gọi là 「'''Ohemaa'''」 - có nghĩa là ''"Nữ chúa tể"'', và vai trò của các Thái hậu người Akan được khuyếch trương nhất khi họ có thể song hành ngang vai vế với vị Vua. Tại [[Vương quốc Benin|ngôn ngữ Benin]] thì Thái hậu được gọi là 「'''Iyoba'''」 - có nghĩa là ''"Đức bà mẹ Vua"'', về ý nghĩa thì họ giúp đỡ con trai mình trên ngai vàng, danh hiệu này được sinh ra kể từ khi tranh chấp quyền lực của Vua Esigie và ông được mẹ là [[Idia]] bảo hộ.
 
== Nhân vật đáng chú ý ==