Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Dị tính luyến ái”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Bổ sung vào những phần chưa đầy đủ
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 84:
==== Nội tiết tố trước khi sinh ====
''Bài chính: Nội tiết tố trước sinh và xu hướng tính dục và Khoa học thần kinh và xu hướng tính dục''
[[Tập tin:Cấu trúc của thụ thể androgen và sợi testosterone .png|giữa|nhỏ|168x168px|Cấu trúc của thụ thể androgen (sợi xoắn màu cầu vồng) phức hợp với testosterone (que trắng)]]
[[Tập tin:Testostoron- nam tính hóa.png|giữa|nhỏ|185x185px|Testosterone tham gia vào quá trình nam tính hoá của não bộ]]
[[Tập tin:Estradiol và androgen..png|giữa|nhỏ|200x200px|Estradiol kích thích các thụ thể androgen.]]
 
 
Sinh học thần kinh về quá trình nam tính hóa của não đã được tìm hiểu khá kỹ càng. Estradiol và testosterone, được xúc tác bởi enzyme 5α-reductase thành dihydrotestosterone, hoạt động dựa trên các thụ thể androgen trong não để nam tính hóa nó. Nếu có ít thụ thể androgen (những người mắc hội chứng không nhạy cảm với androgen) hoặc quá nhiều androgen (những phụ nữ bị tăng sản thượng thận bẩm sinh), có thể gây ra những ảnh hưởng về thể chất và tâm lý. Có ý kiến cho rằng cả dị tính luyến ái ở nam và nữ đều là kết quả của quá trình này. Trong những nghiên cứu này, dị tính luyến ái ở nữ có liên quan đến mức độ nam tính hóa thấp hơn so với ở người đồng tính nữ, mặc dù đối với dị tính luyến ái ở nam, kết quả ủng hộ cả mức độ nam tính hóa cao hơn và thấp hơn so với người đồng tính nam.
 
=== Động vật và sinh sản ===
''Bài chính: Hành vi tình dục ở động vật và Giao phối''
 
''Xem thêm: Kết đôi và Tiếng gọi bạn tình''
 
''Xem thêm: Hành vi đồng tính luyến ái ở động vật''
[[Tập tin:Lola ya bonobo (16).jpg|giữa|nhỏ|348x348px|Tinh tinh lùn (Vượn Bonobo) giao phối ]]
[[Tập tin:Ruồi giả ong.png|giữa|nhỏ|220x220px|ruồi giả ong giao phối khi đang bay ]]
 
 
Sinh sản hữu tính trong thế giới động vật được tạo điều kiện thông qua hoạt động tình dục khác giới, mặc dù cũng có những động vật sinh sản vô tính, bao gồm động vật nguyên sinh và động vật không xương sống bậc thấp.
 
Tình dục sinh sản không đòi hỏi xu hướng tính dục dị tính, vì xu hướng tính dục thường xét đến một khuôn mẫu bền vững bao gồm hấp dẫn tình dục và tình cảm trong một thời gian dài, dẫn đến liên kết xã hội lâu dài, trong khi đó sinh sản chỉ cần một hành động giao cấu đơn lẻ: thụ tinh noãn bằng tinh trùng.
 
=== Sự linh hoạt tính dục ===
Hàng 96 ⟶ 116:
“Nghiên cứu chỉ ra rằng xu hướng tính dục của nữ giới có nhiều khả năng thay đổi hơn nam giới một chút (Baumeister 2000; Kinnish cùng những người khác, 2005). Khái niệm cho rằng xu hướng tính dục có thể thay đổi theo thời gian được gọi là linh hoạt tính dục. Cho dù linh hoạt tính dục có xảy ra với một số phụ nữ, điều đó không có nghĩa rằng phần lớn phụ nữ sẽ thay đổi tính dục khi lớn tuổi hơn – thực ra, tính dục ở phần lớn mọi người thường ổn định theo thời gian.”</ref>
 
Nghiên cứu trong hai năm bởi Lisa M. Diamond trên 80 người nữ không phải dị tính (từ 16-23 tuổi) báo cáo rằng một nửa những người tham gia đã thay đổi xu hướng tính dục nhiều hơn một lần, một phần ba trong số họ thay đổi trong hai năm sau đó. Diamond kết luận rằng “mặc dù hấp dẫn tình dục khá bền vững, bản dạng và hành vi tính dục linh hoạt hơn”.<ref name=":3">50. ”Cốt lõi của mỗi gia đình là một cặp đôi dị tính nuôi con họ tới tuổi trưởng thành – gọi là gia đình hạt nhân.”</ref>
 
Dị tính linh hoạt là một dạng xu hướng tính dục hay hành vi tình dục theo hoàn cảnh, có đặc điểm là hoạt động tình dục đồng giới tối thiểu, đa phần theo xu hướng dị tính luyến ái, để phân biệt với song tính luyến ái. Nó được miêu tả là "chủ yếu là thẳng".<ref name=":2" />
Hàng 123 ⟶ 143:
[[Tập tin:Marcantonio Franceschini - Adam and Eve - 316 - Mauritshuis.jpg|giữa|nhỏ|332x332px]]
Nhiều tôn giáo khởi nguồn từ Abraham tin rằng Adam và Eva là cặp đôi loài người đầu tiên và là tổ tiên của nhân loại.
[[Tập tin:Shinvalingam .jpg|giữa|nhỏ|220x220px|Trong đạo Hindu, Shinvalingam (dương vật của Shiva) và Yoni (tử cung của Shakti) thường được tôn thờ như một biểu tượng dị tính của quyền lực tối thượng]]
Truyền thống Do Thái – Cơ Đốc có một số đoạn kinh liên quan tới dị tính luyến ái. Sách Sáng thế nói rằng Chúa tạo ra phụ nữ bởi ''“Đàn ông một mình thì không tốt. Ta sẽ làm cho hắn một trợ tá tương xứng với hắn”'', sách Sáng Thế  2:18 (bản của vua James) và rằng “Bởi thế, người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt,” sách Sáng thế 2:24 (bản của vua James). Trong I Cô-rinh-tô (I Corinthians), người Cơ Đốc giáo được răn rằng:<blockquote>Bây giờ, tôi đề cập tới những điều anh em đã viết cho tôi: đàn ông không gần đàn bà là điều tốt. Nhưng để tránh hiểm họa dâm ô, thì mỗi người hãy có vợ có chồng. Chồng hãy làm tròn bổn phận đối với vợ, và vợ đối với chồng cũng vậy. Vợ không có quyền trên thân xác mình, nhưng là chồng; cũng vậy, chồng không có quyền trên thân xác mình, nhưng là vợ. Vợ chồng đừng từ chối nhau, trừ phi hai người đồng ý sống như vậy trong một thời gian để chuyên lo cầu nguyện; rồi hai người lại ăn ở với nhau, kẻo vì hai người không tiết dục nổi mà Xa-tan lợi dụng để cám dỗ. Điều tôi nói đó là một sự nhân nhượng chứ không phải là một mệnh lệnh. (bản Quốc tế mới)</blockquote>Phần lớn những truyền thống tôn giáo trên thế giới dành từ hôn lễ cho sự kết hợp dị tính, nhưng cũng có những ngoại lệ, trong đó có một số truyền thống [[Phật giáo]] và [[Ấn Độ giáo|Hindu giáo]], người theo Phổ Quát Nhất Thể giáo, Giáo hội Cộng đồng Metropolitan, một số giáo khu Anh giáo, một số giáo đoàn của: Giáo Hữu Hội, [[Giáo hội Canada]], Do Thái giáo cải cách và bảo thủ.
 
Hầu hết các tôn giáo tin rằng quan hệ tình dục giữa người đàn ông và phụ nữ được cho phép, nhưng có một số tôn giáo tin rằng đó là tội lỗi, như người Shaker, Hiệp hội hòa bình, và [[Tu viện Ephrata.]] Những tôn giáo này thường coi tất cả mối quan hệ thể xác là tội lỗi, và đề xướng việc thề sinh sống độc thân. Một số tôn giáo yêu cầu phải sống độc thân cho một số chức vụ, chẳng hạn như linh mục [[Công giáo]], tuy nhiên, [[Giáo hội Công giáo]] cũng coi việc kết hôn dị tính là thiêng liêng và cần thiết.<ref name=":3" />
 
=== Định chuẩn hóa dị tính và tư tưởng thượng tôn dị tính ===
''Xem thêm: [[Phong trào cựu đồng tính]], Tổ chức dị tính vì một môi trường đạo đức và Hiệp hội quốc gia về nghiên cứu và liệu pháp cho đồng tính luyến ái''
[[Tập tin:Man woman.png|giữa|nhỏ|245x245px|Hình ảnh thường được in trên áo phông Lễ Tự hào Dị tính.]]
Định chuẩn hóa dị tính biểu thị hoặc liên quan tới quan điểm đề xướng dị tính luyến ái là chuẩn mực hay được ưu ái hơn của con người. Quan điểm này có thể áp đặt những vai trò giới nghiêm ngặt cho nam và nữ giới. Khái niệm này được phổ biến bởi Michael Warner vào năm 1991<ref>60. “Không quá ngạc nhiên, những cá nhân trên bục tự hào không chỉ bị chỉ trích bởi người dị tính mà còn bởi nhiều cá nhân LGBT khác, những người không thoải mái khi áp đặt số đông phải cùng chịu sự không thoải mái. Những cá nhân dị tính có thể thể hiện sự bối rối với khái niệm “lễ tự hào đồng tính”, phản bác rằng họ không bàn về ‘lễ tự hào dị tính.’</ref>. Nhiều học giả về giới và tính dục lập luận rằng dị tính bắt buộc, việc khẳng định những chuẩn mực dị tính lặp đi lặp lại liên tục, là một khía cạnh của  thượng tôn dị tính. Dị tính luyến ái bắt buộc là tư tưởng mà dị tính ở nữ giới bị áp đặt và củng cố bởi xã hội phụ hệ. Dị tính luyến ái khi ấy được nhìn nhận như xu hướng hay nghĩa vụ tự nhiên của hai giới tính. Vì vậy, những ai khác biệt với tiêu chuẩn dị tính bị coi là lệch lạc, ghê tởm.
 
Tư tưởng thượng tôn dị tính là một dạng thiên vị hay kì thị có lợi cho tính hướng và mối quan hệ khác giới. Tư tưởng này có thể bao gồm nhận định rằng tất cả mọi người đều là người dị tính và có thể bao gồm nhiều kiểu kì thị với người đồng tính nam và nữ, người song tính, người vô tính, người dị tính linh hoạt, hay người chuyển giới và các cá nhân phi nhị nguyên giới.
 
Lễ tự hào dị tính là một khẩu hiệu nổi lên trong cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, được sử dụng chủ yếu bởi các hội nhóm xã hội bảo thủ như là một lập trường và chiến lược chính trị. Khái niệm này được mô tả là phản hồi cho tự hào đồng tính,cụm từ được dùng bởi nhiều hội nhóm LGBT vào đầu những năm 1970 hoặc những nơi cho phép tổ chức các phong trào tự hào đồng tính.<ref>59. “Một chiến thuật khá mới được dùng để phản đối chống lại sự hiện diện của những người đồng tính nữ/song tính/đồng tính nam/chuyển giới chính là chiến lược ‘lễ tự hào dị tính.’ ”</ref>
 
== Xem thêm ==