Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hậu cung nhà Thanh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 80:
Tuy nhiều Hậu phi thời Khang Hi không có danh vị, nhưng đã có chế độ thiện đãi nhất định tương ứng với các danh vị chính thức. Sau khi lập nên chế độ ''"Bát đẳng Hậu phi"'', trong Hậu cung đều dùng mức đãi ngộ được quy định để đãi các Thứ phi, có hiện tượng tạm lấy mức đãi ngộ để gọi thân phận của họ. Ví dụ có [[Thứ phi Vương thị]] (庶妃王氏), tuy rằng đãi ngộ hàng Tần nhưng lại không có Lễ sách phong ban phong hiệu, cho nên trong tấu chỉ gọi 「'''Vương tần'''; 王嬪」. Và cũng vì chỉ có đãi ngộ, một khi có Lễ sách phong chính thức hoặc Lễ truy phong sau khi qua đời, thì vị hiệu ấy cùng đãi ngộ có chênh lệch lớn, ví dụ như trường hợp của [[Bình phi (Khang Hy)|Bình phi]] Hách Xá Lý thị, bà tuy có đãi ngộ Quý phi nên xưng gọi 「'''Quý phi'''; 貴妃」, nhưng khi qua đời bà chỉ được truy phong làm Phi<ref group = "Chú">Trường hợp của Bình phi có một cách kiến giải khác, khi ấy văn chương bên ngoài cung đều tự động thêm ''"Quý"'' vào tước hiệu cho các Hậu phi nhằm biểu thị sự tôn kính, rất có thể ''"Quý phi"'' chỉ là mang ý nghĩa「''"Vị Phi tần tôn quý"''」, mà không phải đãi ngộ thật sự là Quý phi. Điều này khớp với việc ghi nhận đãi ngộ cuối về Bình phi chỉ dừng ở mức Phi.</ref>. Một ít Thứ phi khác cũng có đãi ngộ của Tần vị và Phi vị dù không có hoạch phong, ví dụ [[Tuyên phi (Khang Hy)|Tuyên phi]] cùng [[Khác Huệ Hoàng quý phi]] đồng dạng là hưởng đãi ngộ hàng Phi trong một thời gian dài.
 
Bên cạnh đó, lại có một hiện tượng khó hiểu là một mức đãi ngộ lại được chia ra cách gọi khác nhau. Như trong hồ sơ triều Khang Hi thấy có một trường hợp gọi đãi ngộ hàng Tần chia ra 「''"Tần cấp Quý nhân"''; 嬪級貴人」, 「''"Tần cấp"''; 嬪級」 cùng 「''"Vô hiệu Tần"''; 無號嬪」. Cả ba hạng này đều dùng đãi ngộ tước Tần, quần áo lẫn chu cấp, trong đó ''"Tần cấp Quý nhân"'' thấy ở trường hợp Tuyên phi, ''"Tần cấp"'' cùng ''"Vô hiệu Tần"'' phân biệt ở người vừa vào cung đã đãi ngộ hàng Tần và người từ hạng dưới lại được tăng lên đãi ngộ hàng Tần. Ngoài ra, thời kỳ này thường xuyên có trường hợp đãi ngộ và danh xưng không đồng nhất, khi còn dùng chế độ cũ thì đã có trường hợp có danh xưng ''“Tiểu Phúc tấn”'' nhưng lại được Hoàng đế định quy cách cung cấp ẩm thực hoặc ăn mặc theo bậc ''“Phúc tấn”'', không lâu sau cũng được thăng cách ăn mặc và lương thực đềucũng y như ''"Phúc tấn"'' thế nhưng vẫn bảo tồn danh xưng ''"Tiểu Phúc tấn"'' như cũ. Có lẽ ''"Tần cấp Quý nhân"'' trong trường hợp của Tuyên phi cũng là dạng này.
 
Năm Khang Hi thứ 57 ([[1718]]), Thánh Tổ dụ bộ Lễ, chọn lựa làm Lễ sách phong cho 6 vị hậu cung tuy đã sinh dục Hoàng tự nhưng chưa được tấn phong chính thức. Từ đấy về sau, Hậu cung triều Thanh mới nhất nhất quy định Hậu phi đều nên có danh phận<ref>{{harvp|Hội đồng biên soạn nhà Thanh|1731|loc=Quyển 278|ps=(康熙五十七年夏四月)○丁酉。上驻跸南石槽地方。○谕礼部王阿哥等之母备位宫闱俱年及六十、五十四十有余宫中虽称妃嫔、尚未受封。今封博尔济锦氏、和嫔瓜尔嘉氏、淳郡王允祐之母达甲氏、为妃。封贝子允祹之母瓦刘哈氏、十五阿哥允禑、十六阿哥允禄之母王氏、十七阿哥允礼之母陈氏、为嫔尔部察例俱奏.......}}</ref>.