Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hậu cung nhà Thanh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 304:
Ngoài ra là các nhóm '''Phụ nhân''' (婦人) cùng '''Tố công nữ tử''' (做工女子). Đây là hai khái niệm do nhà nghiên cứu [[Quất Huyền Nhã]] tạm thời đưa ra, bởi vì văn bản triều Thanh hoàn toàn không gọi chung như vậy mà là rất nhiều khái niệm riêng, có những khái niệm bị trộn với nhóm cung nữ.
* Các vị ''"Phụ nhân"'', ý nói đàn bà đã có chồng, là nói đến [[Nhũ mẫu]], [[Bảo mẫu]] và Bà đỡ đẻ trong cung. Chi tiết hơn thì:
** Nhóm '''Ma ma''' (妈妈): là nói đến hai thân phận Nhũ mẫu cùng Bảo mẫu. Bảo mẫu cùng các loại như ''“Tinh kỳ ma ma”'' đều là phụ trách dỗ em bé và công việc lớn nhỏ xung quanh chủ tử. Còn các Nhũ mẫu chỉ có nhiệm vụ cho bú sữa mẹ. Không chỉ đời Thanh, nhiều triều đại khi viết trên văn bản cũng không đem hai khái niệm khái niệm ''“Bảo mẫu”'' cùng ''“Nhũ mẫu”'' phân biệt rõ ràng, đôi khi là Nhũ mẫu cũng lại viết thành Bảo mẫu.<br>Hai dạng người này đều là dạng ''“Trưởng bối”'' bán chính thức do Hoàng gia xem trọng, đãi ngộ của họ là hàng cao nhất trong các phụ nữ phục dịch hoàng thất. Trong đó Nhũ mẫu được Hoàng tử, Công chúa xem như là ''"Bán sinh mẫu"'' bởi vì họ được các vị Nhũ mẫu này nuôi nấng từ nhỏ. Khi Hoàng tử lớn lên xuất cung lập phủ, hoặc lên ngôi Hoàng đế, đều sẽ có truyền thống thiện đãi Nhũ mẫu như nâng Kỳ tịch cho toàn bộ người nhà, chồng hoặc con trai của Nhũ mẫu đều sẽ có tập tước thế chức, thậm chí là tâm phúc cho Hoàng đế hoặc Hoàng tử do Nhũ mẫu nuôi nấng. Con gái của Nhũ mẫu đều được miễn Tuyển tú, bởi vì Nhũ mẫu thường được xem ngang với mẹ đẻ, nên con gái Nhũ mẫu giống như ''"Tỷ muội"'' với Hoàng đế. Hai dạng người này đều là Nội vụ phủ Tam kỳ, riêng Nhũ mẫu là phải mới vừa sinh xong con cái, không có kỳ hạn công tác cố định. Khi về già, Hoàng đế và Hoàng tử đều sẽ tự mình thiện đãi họ. Trường hợp các Nhũ mẫu và Bảo mẫu không có nơi nương tựa, thì trong cung cũng sẽ cấp riêng một khu dành cho họ an dưỡng tuổi già, căn bản không ai bạc đãi được họ.<br>Về lương bổng, căn cứ triều Đạo Quang quy định:「''"Nhũ mẫu, mỗi năm cấp cho Vân lụa, Y tố lụa, Phưởng ti, Sa, Lăng, Miên trừu cùng Vải đay mỗi thứ một xấp, vải Bố màu Lam sậm cấp 4 xấp, Bông 3 cân, mỗi tháng 2 lượng bạc, 2 hộc gạo, mỗi ngày cho 1 cân thịt heo, gạo 7 hợp 5 chước, rau cỏ tùy mùa 12 lượng, muối đen 3 tiền. Bảo mẫu, mỗi tháng cho 2 lượng bạc, 2 hộc gạo, mỗi ngày cho 1 cân thịt heo, gạo 7 hợp 5 chước, rau cỏ tùy mùa 12 lượng, muối đen 3 tiền"''」.
** Nhóm '''Lão lão''' (姥姥): nhóm đàn bà sai vặt rất đặc trưng của triều Thanh, công việc chủ yếu là giúp sinh đẻ và tiến hành lễ ''"Tẩy tam"'' (洗三), một loại nghi lễ cổ, vào ngày thứ 3 sau khi sinh đứa bé thì sẽ tiến hành tắm rửa. Nhân số Lão lão trong cung rất ít, bình thường chỉ cùng lúc có 5 người, mỗi khi có thời điểm sinh nở thì sẽ được phái đến, phụ trách chuyên môn đỡ đẻ. Mỗi lần làm việc, họ đều có thu nhập riêng. Năm Ung Chính thứ 8, ngày 4 tháng 5, Trưởng nữ của Nhị thập nhị a ca [[Dận Hỗ]] tiến hành Tẩy tam, Lão lão Quách thị cùng Vương thị, mỗi người thưởng 5 lượng bạc. Có thể thấy được mỗi lần như vậy thu nhập, là tương đối cao. Có người thống kê qua, từ năm Ung Chính thứ 8 đến năm thứ 13, Lão lão Quách thị tiến hành Tẩy tam 11 lần, cộng 55 lượng bạc; còn Vương thị 13 lần, là 65 lượng bạc.
* Các vị ''"Tố công nữ tử"'' đều là nhóm đàn bà đã có gia đình xuất thân từ Tân giả khố, nhiệm vụ của họ là vào cung làm tạp dịch theo nghĩa vụ. Trên văn bản chữ Hán của triều Thanh, họ được gọi bằng rất nhiều danh xưng và rất hay bị lẫn với nhóm cung nữ như '''Nữ tử''' (女子), '''Sử hoán nữ tử''' (使唤女子), '''Sử nữ''' (使女), '''Gia hạ nữ tử''' (家下女子), '''Bao y nữ tử''' (包衣女子), '''Ma ma lý''' (妈妈里) và '''Tân giả khố phụ nhân''' (辛者库妇人).