Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hậu cung nhà Thanh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 293:
 
=== Các hạ nhân ===
Trong hậu cung triều Thanh, ngoài [[Thái giám]] và Cung nữ, thì còn vô số các hạng người khác. Trong khi các Cung nữ tử có nhiệm vụ hầu hạ gần gũi với Hậu phi, công việc chủ yếu là thêu thùa và sắp xếp đồ vật, thì Thái giám có thân phận rất thấp nên phải xử lý các vấn đề tạp dịch linh tinh, như quét tước dọn dẹp trong sân đình. Bên cạnh đó, Hậu phi triều Thanh không chỉ có mỗi Thái giám và Cung nữ trực thuộc mình, với một nơi lớn như Tử Cấm Thành thì không thể chỉ dựa vào Thái giám mà vận hành những công việc nặng hoặc quá mức phức tạp như làm đồ thủ công, cho nên mọi vấn đề đều có các thân phận chuyên môn.
 
Chu cấp cho sinh hoạt của Hậu phi là nhóm 「'''Nội Quản lĩnh'''; 內管領」, hay còn gọi là nhóm [[Tân giả khố]]. Khái niệm ''"Tân giả khố"'' ý chỉ đến ''"Một nửa Tá lĩnh"'', là nói đến những người Bao y được phân vào hộ tịch Quản lĩnh. Nguyên nghĩa của Tân giả khố ý là ''“hộ khẩu ăn lương bằng đấu gạo”'', thiên về phụ trách mảng lương thực trong hoàng thất. Bên trong giai cấp Bao y, có ''"Tá lĩnh"'' cùng ''"Quản lĩnh"'' là hai dạng hộ tịch, đều có thể làm quan và làm việc chân chính. Thế nhưng trong khi Tá lĩnh thiên về thân phận ''“Tư binh”'', thân phận sánh được với nhóm Kỳ phân Tá lĩnh, thì Quản lĩnh lại là ''“Gia thần”'' đối với hoàng thất. Cho nên, những công việc ''“Tiện vụ”'' hoặc ''“Khổ sai”'' trong Hoàng cung hay Vương công phủ đệ đều do những người Quản lĩnh này đảm nhiệm. Đây cũng chính là lý do vì sao, thời Sơ kỳ nhà Thanh thường cho rằng những người Tân giả khố là tương đối đê tiện<ref group = "Chú">Ví dụ cho quan điểm này là lời nhục mạ [[Lương phi (Khang Hy)|Lương phi]] do Khang Hi Đế nói ra.</ref>, dù thực chất họ còn cao hơn Tiện dân gia nô bên ngoài xã hội. Trong cung, nhóm Quản lĩnh được gọi là ''"Nội Quản lĩnh"'', phụ trách không chỉ vấn đề vận chuyển lương thực mà còn là gánh củi, gánh nước, nhân sự chuẩn bị các đồ Lỗ bộ như Nghi giá cùng Nghi trượng, thời gian đảm nhiệm là luân phiên theo ca trực. Căn cứ cuốn sách [[Khâm định Đại Thanh hội điển tắc lệ]] (欽定大清會典則例) quy định<ref>[https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=102843#p120 《欽定大清會典則例·卷一百六十》]: 皇太后,皇后宮差務三旗三十內管領,輪直承應,皇太后宮服役人二十名,皇后宫服役人十有五名,皇貴妃二內管領下承直服役人十有八名,貴妃一內管領下承直服役人十名,妃一內管領下承直服役人七名,嬪一內管領下承直服役人五名,貴人服役人三名,常在服役人二名。皇太后行在駐蹕處內管領四人,內副管領二人,皇上駐蹕處內管領四人,內副管領六人,皇后駐蹕處內管領四人,內副管領二人,承直如遇同處駐蹕酌量除委,妃,嬪,皇子各內管領一人,內副管領一人,公主內副管領一人承直差務。</ref>: