Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hoàng nữ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 12:
Từ đời [[nhà Hán]], các vị Vua xưng Hoàng đế, do đó con gái xưng 「''"Hoàng nữ"''」, bỏ qua trường hợp còn nghi vấn là [[Lỗ Nguyên công chúa]], thì [[Lưu Phiêu]] là Hoàng nữ đầu tiên được ghi nhận đầy đủ trong lịch sử, bà được cha là [[Hán Văn Đế]] gia phong tước hiệu [[Trưởng công chúa]], phong ấp là huyện Quán Đào, từ đây tại thành tiền lệ Hoàng nữ gia phong tước hiệu Công chúa<ref>《漢書·外慼傳上》:竇姬為皇後,女為館陶長公主。</ref>. Cũng giống các Hoàng tử, các vị Hoàng nữ sẽ được chia đất đai, nhưng bởi vì quan niệm ở các xứ chuộng nối dõi Tông đường và tổ tiên, việc gia phong cho các vị Hoàng nữ cũng không rình rang được như các Hoàng tử - những người có trách nhiệm ''"Duy trì Tiểu tông"'' cho hoàng thất. Quan điểm đó là một trong những thứ khiến địa vị Hoàng nữ của các quốc gia Đông Á khác với đại đa số nơi khác, rằng「'''Nữ giới không có vai trò duy trì dòng dõi bổn tộc'''」. Nói một cách đơn giản, con gái sẽ gả đi cho nhà chồng, phụ nữ trong xã hội Đông Á được nhìn nhận là ''"Mang giống nòi"'' chứ không phải ''"Tạo ra giống nòi"'' như nam giới, cho nên ở một gia đình Đông Á mới duy trì quan niệm con trai đảm nhiệm kế thừa hương khói cho tổ tiên, tuyệt nhiên không có ý tưởng giao chuyện này cho con gái. Theo đó, ngoại trừ ''"của hồi môn"'' do nhà ngoại chuẩn bị trước khi gả đi, bản thân những người con gái và hậu duệ của họ không hề liên quan gì quyền thừa kế trong gia đình họ ngoại, đây cũng là lý do Hoàng nữ / Vương nữ của các triều Đông Á lẫn hậu duệ đại đa số không có khả năng kế vị theo phép lễ, mà những người có thể kế vị đều ở trong tình trạng hết sức đặc biệt.
 
Ngay như [[Hậu Hán thư]] ghi lại, Hoàng nữ có địa vị cao - thường là con gái cả của Hoàng hậu hoặc chị cả của Hoàng đế - sẽ được gia phong tước hiệu Trưởng công chúa và nghi tiết đều ngang Chư hầu Vương; còn tất cả Hoàng nữ khác gia phong tước hiệu Công chúa, địa vị chỉ ngang với các Liệt hầu quý tộc. Bởi vì đất phong của họ đều là [[huyện]], nên cũng có danh xưng 「''"Huyện công chúa"''」<ref>《後漢書·皇后紀》:漢製,皇女皆封縣公主,儀服同列侯。其尊崇者,加號長公主,儀服同蕃王。</ref>. Con gái các Chư hầu Vương tương ứng với danh xưng Vương nữ, triều Tây Hán đều cho thụ phong tước hiệu là [[Ông chúa]]. Căn cứ theo [[Nhan Sư Cổ]] chú thích trong bản in [[Hán thư]] -''"Cao Đế kỷ"'' thời Đường, Vương nữ thời Hán được gọi Ông chúa là do:「''“Thiên tử khi gả con không làm chủ hôn mà do Tam công chủ hôn, nên mới gọi Công chủ (chúa). Vương nữ là do cha làm chủ, nên xưng Ông chủ. Ông (翁), tức là cha vậy”''」.
 
Thời [[nhà Tân]], [[Vương Mãng]] vì muốn khác biệt đã đặt ra các danh hiệu '''Thất chúa''' (室主) hay '''Nhiệm''' (任). Sau khi [[Đông Hán]] diệt Mãng, các danh hiệu này bị bãi bỏ nên cũng bị quên lãng. Triều [[Đông Hán]] phân định tước hiệu Công chúa đều phong cho các Hoàng nữ lẫn Vương nữ, trong đó lại tùy thân phận mà khác biệt. Theo Hậu Hán thư tổng kết thì ta có trình tự như sau<ref>《後漢書·皇后紀》: 漢制,皇女皆封縣公主,儀服同列侯。其尊崇者,加號長公主,儀服同蕃王。諸王女皆封鄉、亭公主,儀服同鄉、亭侯。肅宗唯特封東平憲王蒼、瑯邪孝王京女為縣公主。其後安帝、桓帝妹亦封長公主,同之皇女。其皇女封公主者,所生之子襲母封為列侯,皆傳國於後。鄉、亭之封,則不傳襲。其職僚品秩,事在《百官誌》。不足別載,故附於後紀末。</ref>: